Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2021

TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM

  Có lẽ, chưa bao giờ chúng ta nghe hai từ “giải cứu” nhiều như vậy trong cả năm qua khi Covid-19 bùng phát trên thế giới và tại Việt Nam. Đứng trước khó khăn, thử thách con người Việt Nam, đất nước Việt Nam càng bộc lộ rõ hơn tinh thần của người Việt. Một tinh thần có lẽ chẳng thua kém gì với bất kỳ quốc gia nào khác. Đã không biết bao nhiêu cuộc giải cứu hàng nông sản cho người nông dân bị gặp khó khăn do không xuất bán được bởi đại dịch. Nếu nhìn nhận việc người dân Việt đổ xô đi mua những mặt hàng nông sản đó vì rẻ thì đây quả thật là cái nhìn phiến diện, che mờ đi bản chất tương thân tương ái của chúng ta. Cũng chẳng ai còn đếm được có bao nhiêu chuyến máy bay bay thẳng vào những tâm dịch Covid để giải cứu những đồng bào máu đỏ, da vàng của chúng ta. Chỉ trong tuần ngắn ngủi vừa qua, 6 chuyến bay với gần 1000 người Việt đã được đưa về nước khi Ấn Độ bùng phát dịch khủng khiếp. Một hành động nhanh chóng của Chính phủ nhằm bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài một cách tốt nhất dù t

CẤN THỊ THÊU - CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO SỰ NGOAN CỐ

  Ngày 5/5 tới đây, Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình sẽ mở phiên tòa xét xử đối với Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư về hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015”. Dù đã hai lần vào tù ra tội, nhiều tiền sự nhưng Cấn Thị Thêu ngày càng công khai thách thức pháp luật, công khai hoạt động chống phá. Đặc biệt, khi được các tổ chức phản động, đối tượng chống phá trong nước “tung hô”, Cấn Thị Thêu lại càng ảo tưởng, càng ngoan cố với nhiều hoạt động cực đoan, thậm chí là lôi kéo thêm hai con trai của mình là Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư cùng lầm đường lạc lối, vướng vào lao lý. Sau khi mãn hạn tù vì tội “Chống người thi hành công vụ” vào tháng 7/2015, Cấn Thị Thêu được các tổ chức chống phá bên ngoài, các đối tượng cực đoan trong nước cổ súy, tung hô, xây dựng hình ảnh “dân oan” làm vỏ bọc để hoạt động chống phá. Đặc biệt, khi được các báo đài thiếu thiện chí với Việt Nam như BBC

LỊCH SỬ KHÔNG PHẢI THỨ ĐỂ XÉT LẠI

  Càng gần ngày kỉ niệm chiến thắng 30/4, trên những trang mạng phản động hay đối tượng chống đối thường cố gắng đưa ra các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa và giá trị lịch sử của chiến thắng này. Chúng cho rằng, cuộc kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975 là không phải là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, mà là cuộc nội chiến giữa 2 miền Nam Bắc, "nồi da nấu thịt", " hay cuộc chiến ủy nhiệm của các nước lớn “Bắc Việt thì chiến đấu cho Nga, Trung, còn Nam Việt thì chiến đấu cho tự do của họ, Mỹ chỉ giúp những người dân Việt Nam thôi”. Chính vì thế, không nên ăn mừng hay kỷ niệm ngày lễ 30/4, bởi lẽ, nó chỉ làm gợi lại nỗi đau của đất nước mà thôi. Đó là những luận điệu nguy hiểm, mà không ít các bạn trẻ ngày nay bị tiêm vào trong ý thức, để từ đó, đưa ra nhữn

NHỮNG CON NGƯỜI LUÔN TỤT LÙI

  Việt Nam và Trung Quốc vừa qua đã có một cuộc gặp mặt có thể nói là đã thể hiện được thiện chí giữa hai quốc gia bên cạnh đó cũng là một dịp để Việt Nam ra mắt bộ máy chính trị mớ. Ngày 25/4 vừa qua, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Phan Văn Giang đã có buổi hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa. Cuộc gặp vừa rồi Việt Nam đã thành công trong việc thể hiện quan điểm của mình trong vấn đề liên quan đến biên giới, lãnh thổ cả trên đất liền cũng như trên biển tuy nhiên các đối tượng tự nhục lại lôi ra một chi tiết có thể nói không thể “ngu dốt” hơn đó là việc bảng tên của các sĩ quan Việt Nam lại được in bằng tiếng Trung Quốc trong đó có thượng tướng Phan Văn Giang. Lí do cực kì đơn giản, nếu như là người nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, chúng ta có thể thấy bảng tên của các sĩ quan Trung Quốc cũng có thể thấy tất cả tên của họ cũng được in bằng tiếng Việt. Tất cả

NHỮNG THÁNG NGÀY SỐNG LAY LẮT TRÊN ĐẤT MỸ

  Trong bài viết trước, chúng tôi đã kể lại câu chuyện của một nhân chứng sống. Ông từng tham gia các cuộc biểu tình, bạo loạn ở Tây Nguyên năm 2001, được dựng làm “ngọn cờ” của cái gọi là “Nhà nước Đề Ga tự trị”. Giờ đây, ông đã có cuộc sống mới, ổn định hơn về kinh tế, vững vàng hơn về tư tưởng. Nhớ lại quá khứ, ông không ngần ngại nói rằng: Kêu gọi người dân tộc lập quốc gia riêng là sự mơ hồ, chờ đợi sự trợ giúp của Liên Hợp Quốc là sự giả dối; hứa hẹn cho chức tước, nhà cửa, ruộng vườn là sự lừa phỉnh. Không ai mang đến cho mình cuộc sống tốt hơn ngoài sự nỗ lực của chính mình với sự trợ giúp của cộng đồng gần gũi. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết thứ hai về những người dân tộc thiểu số bị lừa phỉnh, dụ dỗ trốn sang Campuchia để đi nước thứ ba. Và ngay cả khi đã đặt chân đến nước Mỹ, họ mới nhận ra rằng: Nước Mỹ không phải “thiên đường”, nhất là với những người dân tộc có trình độ văn hóa thấp, không có kỹ năng nghề, không sử dụng được tiếng Anh và rất khó hòa nhập với văn hóa ph

BBC ĐANG HOANG MANG SAO?

  Đang vu cơ trên mạng đọc tin tức thì gặp quả tít của anh “lề trái” BBC có tiêu đề “Việt Nam: Dư luận viên tung hoành trên facebook đã tới cấp huyện” mà cảm thấy buồn cười. Đúng thật là BBC chả hiểu tí gì về tình hình thực tế của Việt Nam cả, bởi vì “dư luận viên” ở Việt Nam không chỉ tới cấp huyện mà còn tới cấp phường, xã, thôn, xóm; đồng thời lứa tuổi “dư luận viên” của Việt Nam trên facebook đa dạng còn học sinh, sinh viên, thanh niên, trung niên, người cao tuổi nữa cơ. Ngoài ra, còn chưa kể tới hàng trăm, hàng nghìn, hàng vạn “camera chạy bằng cơm” được phân bổ khắp cả nước, cứ gặp việc “chướng tai, gai mắt” sẵn sàng hô biến thành “dư luận viên” để đấu tranh, phản bác và thậm chí tổng sỉ vả cho những kẻ chia rẽ dân tộc, xuyên tạc lịch sử, xúc phạm Bác Hồ, xúc phạm các anh hùng của dân tộc. Ở Việt Nam, nếu có chiến tranh xảy ra thì việc cầm súng không chỉ có quân đội, mà là chiến tranh nhân dân, toàn dân toàn diện, giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Thế nên khi thấy những luận điệu bị

XU HƯỚNG NGƯỢC VÀ SỰ THAY ĐỔI CÁC NHÌN NHẬN VỀ VIỆT NAM

  Cách đây hơn 45 năm, khi chiến dịch Hồ Chí Minh nổ ra, trước sự tuyên truyền của truyền thông phương Tây và ngụy quyền Sài Gòn về các cuộc "tắm máu", "sự tàn ác của chế độ cộng sản",... hàng vạn người dân miền Nam đã chạy trốn khỏi miền Nam. Thậm chí, sau khi cuộc chiến kết thúc, hàng nghìn người khác cũng tìm kiếm con đường chạy trốn khỏi quê hương, tạo nên nạn "thuyền nhân" mà báo chí phương Tây thường nhắc tới như minh chứng về sự "tàn ác của chế độ cộng sản" nhằm tạo nên cái nhìn sai lệch về Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế. 40 năm sau, một điều trái ngược mà báo đài, thậm chí, những trang chống đối như BBC, RFA phải thừa nhận, đó là một xu hướng ngược lại. Hàng loạt Việt kiều đang sống ở Mỹ, Canada, Châu Âu, thuộc thế hệ F1, F2

KHI KHÓ KHĂN MỚI BIẾT AI LÀ ANH EM

  Dịch Covid 19 xuất hiện, làm đảo lộn mọi thứ của cuộc sống thậm chí cướp đi mạng sống của con người. Hàng ngày, hang giờ báo đài liên tục đưa tin về dịch Covid với tốc độ lây lan “bàn thờ”. Nhiều nước gần đây được xem như là “vỡ trận’ như Ấn Độ, Thái Lan…và một số nước anh em gần với Việt Nam như Campuchia. Thế nhưng, lúc khó khăn mới biết ai là bạn, ai là thù. Việt Nam đã sẵn sàng giúp đỡ Campuchia đồng lòng cùng vượt qua khó khan này. Hành động này thật đáng nể. Dù Việt Nam cũng không dư giả gì mấy nhưng vẫn sẵn lòng giúp đỡ. Thế mới thấy được tính nhân văn cao cả. Tính đến ngày 24/4 Campuchia đã có 2.281 bệnh nhân COVID-19 ở Phnom Penh và các tỉnh khác trên đất nước này. Con số ngày càng tăng lên, nhiều nguy cơ thiếu hụt về thiết bị y tế, nơi ở và sinh hoạt. Trước bối cảnh dịch bệnh diễn ra phức tạp ở Campuchia hiện nay, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã quyết định hỗ trợ Campuchia 800 máy thở, hai triệu khẩu trang y tế, 300.000 khẩu trang N95 và các trang thiết bị y tế khác. Ngoài

KHÉP LẠI QUÁ KHỨ, NHƯNG KHÔNG CÓ NGHĨA ĐƯỢC PHÉP QUÊN ĐI LỊCH SỬ

  Khi nói về lịch sử, đại văn hào Victor Hugo từng khảng định: "Lịch sử là tiếng vọng của quá khứ trong tương lai và là phản chiếu tương lai trên quá khứ. Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ, nhưng nó luôn có mối quan hệ mật thiết với hiện tại và tương lai". Lịch sử chính là thước đo chân lý và bác bỏ mọi sự xuyên tạc của các thế lực thù địch, vì vậy những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam sẽ mãi trường tồn cho dù thời gian trôi qua. Nhìn về quá khứ không phải là để nung nấu hận thù, càng không phải để kích động tư tưởng bài ngoại, mà nhớ về quá khứ chính là cơ sở để xây dựng lòng tự tôn, tự hào dân tộc trong mỗi người, từ đó suy nghĩ sáng suốt, hành động hiệu quả để không làm tổn thương cha ông ta những người đã không ngại gian khổ hy sinh để giành nền độc lập tự do cho dân tộc. Để có được nền hòa bình, độc lập, thống nhất ngày hôm nay, dân tộc chúng ta đã phải trải qua biết bao gian khổ hy sinh, trên mỗi con đường mỗi thửa ruộng đi qua in dấu chân biết bao người

LÀN SÓNG COVID-19 TẠI ẤN ĐỘ: BÀI HỌC ĐẮT GIÁ CHO SỰ LƠ LÀ

  Nếu gọi các đợt bùng phát dịch Covid-19 là làn sóng dịch thì quả thật, Ấn Độ đang phải chịu một cơn sống thần khi trong một tuần nay, số người nhiễm và ch.ết vì Covid luôn đạt đỉnh cao chưa từng có, đảy nước này đến bờ vực sụp đổ khi nghĩa trang hết chỗ, bệnh viện hết giường và người dân tuyệt vọng. Trong đại dịch Covid-19, Ấn Độ cũng là một trong những điểm nóng khi trải qua nhiều làn sóng dịch. Bằng các biện pháp mạnh tay vào đầu năm nay, chính phụ Ấn Độ tin rằng họ đã kiểm soát được dịch Covid-19 khi số ca nhiễm mỗi ngày dao động trong khoảng 10.000 ca và vắc xin đang được phân phối. Tuy nhiên, rất nhanh sau sự tự tin đấy, đại dịch Covid-19 đã quay trở lại Ấn Độ mạnh mẽ hơn, đánh quỵ nước này một lần nữa. Sự chủ quan, tâm lý xả hơi chính là nguyên nhân chính cho sự bùng phát dịch lần này chứ không phải là biến chủng của virus. Sau một thời gian thiết quân luật, các biện pháp phòng chống dịch được nới lỏng, những quy định, quy tắc bị người dân Ấn Độ bỏ qua. Những trận đấu thể thao,

HỌC CÁCH NHỚ ĐỂ BIẾT TRÂN TRỌNG QUÁ KHỨ, HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI!

  Người Mỹ luôn muốn quên và hạn chế nhắc lại cuộc chiến tại Việt Nam vì 53 ngàn người Mỹ đã ra đi, đó là sự mất mát quá lớn và kinh khủng với người Mỹ. Có người lại nói, người Mỹ có ngày Chiến sĩ trận vong để tưởng nhớ những binh lính đã hy sinh cho nước Mỹ. Rồi có ngày Cựu chiến binh nhằm vinh danh tất cả những cựu chiến binh từng cống hiến cho quân đội Mỹ, bất kể còn sống hay tử vong. Vậy tại sao người Mỹ lại cố tình muốn lãng quên cuộc chiến tranh ở Việt Nam? Trong suốt mấy trăm năm tồn tại và phát triển, Hoa Kỳ đã khơi mào ra hàng trăm cuộc chiến tranh, tất cả đều là phi nghĩa, hoặc ít nhất không mang động cơ tốt đẹp. Vậy người dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có gì để mà tự hào, có gì để mà tưởng nhớ các cuộc chiến tranh phi nghĩa của họ? Tự hào vì đã diệt chủng hàng triệu người da đỏ để cướp đất của họ, tự hào vì đã xâm lược nhiều quốc gia nhỏ yếu và tàn sát hàng triệu người dân vô tội ư? Việt Nam chúng ta thì lại khác, nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh thì: “Nhân dân ta có một lòng nồng nà

TIẾNG KHÓC SÔNG HẰNG!

  Ta đang nghe tiếng khóc sông Hằng Sau lễ hội là tháng ngày ảm đạm Ấn Độ bao trùm khói đen u ám Ngọn lửa thần thiêu đốt rực trời đêm . Mấy hôm nay rục rịch lễ tháng 5 Xúng xính hành trang cho những ngày du lịch Bãi biển xanh nằm dài chờ du khách Giàn pháo hoa đợi kích hoạt trên đài. Ta đã nghe tiếng khóc bi ai Đang vọng lại từ xa xôi nước Ấn Phút chốc thôi! Có thể đang kề cận Như rất gần...quanh bạn, quanh tôi. Chớ nghĩ rằng: Vùng Nam Á xa xôi Nơi ta đứng cách muôn trùng hiểm hoạ Biến chủng kép sẽ sẵn sàng bẻ khoá Cơn sóng thần quét sạch chỉ phút giây Hãy cất va li lùi lại chuyến đi này Cứ ở nhà khi vẫn còn cơ hội Đừng liều lĩnh , chủ quan kẻo sau này phải hối Khôn ba năm không thể dại một giờ. Nghỉ lễ 4 ngày cũng sẽ đẹp như mơ Cùng gia đình vẫn no cơm ấm cật Vườn hoa trước nhà là nơi đẹp nhất Hạnh phúc nào hơn khi ta vẫn an toàn Bài hát “5K “ sẽ là khúc khải hoàn Ngày 30 hát mừng ngày Giải phóng Cùng vào bếp hát Bài ca Lao động Sẽ chẳng oán ai như nhạc khúc sông Hằng. Yên Thành 27/4/

CẢNH GIÁC TRƯỚC NGUY CƠ BÙNG DỊCH LUÔN THƯỜNG TRỰC

  Dịp nghỉ lễ 30/4 tới đây, nhu cầu vui chơi, giải trí, du lịch của người dân chắc chắn sẽ tăng cao. Tuy nhiên, điều này cũng kéo theo những lo ngại trong bối cảnh tình hình dịch bệnh của một số nước trên thế giới đang diễn biến phức tạp, nhất là số ca nhiễm ở các nước láng giềng của Việt Nam như Lào, Campuchia, Thái Lan cũng đang tăng. Trước diễn biến mới của tình hình dịch bệnh, nhất là nguy cơ có thể bùng phát dịch trở lại ở trong nước, Chính phủ và các địa phương đều đã có những chỉ đạo quyết liệt để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là hạn chế tụ tập đông người, giảm quy mô hoặc dừng tổ chức sự kiện, lễ hội. Điều này ít nhiều sẽ tác động tới nhu cầu, kế hoạch vui chơi, giải trí… của nhiều gia đình, cá nhân. Tuy nhiên, việc bảo đảm an toàn sức khỏe cộng đồng là điều quan trọng bởi nguy cơ bùng phát dịch trở lại luôn thường trực. Do đó mỗi cá nhân nên tuân thủ, phối hợp với các chỉ đạo, hướng dẫn, khuyến cáo của các cơ quan chức năng. Một khi dịch bệnh trên thế giới đa

PHẢI CHĂNG Ở MỸ THẤY NGƯỜI CHẾT MÀ KHÔNG CỨU - ĐÓ LÀ DÂN CHỦ

  Tình hình dịch Covid 19 vẫn đang là một mối lo ngại rất lớn không chỉ riêng Việt nam mà cả các nước trên toàn thế giới. Hàng giờ, hang ngày hàng trăm thậm chí là nghìn người từ các quốc gia đã chết, thảm cảnh khốc liệt đặt ra cho loài người một sự thật cần phải đối diện. Chứng kiến cảnh tan hoang trong những làn khói toát ra từ xác người mắc bệnh bị thiêu ở Ấn Độ khiến bao nhiêu người phải rơi nước mắt. Thế nhưng, một quốc gia nổi danh là “dân chủ, nhân quyền” vẫn thờ ơ. Thấy người chết mà vẫn không cứu. Trước thảm họa Covid-19 tại Ấn Độ, Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã hiển nhiên thẳng thừng từ chối dỡ bỏ lệnh cấm nguyên liệu thô để sản xuất vaccine ngừa COVID-19 cho Ấn Độ. Không hiểu mục đích của việc làm này là thế nào. Nhưng theo tôi, đó là cú tát rất mạnh vào cái tôn thờ “dân chủ, nhân quyền”. Dường như Mỹ đang đi ngược lại với quan điểm của mình, nói cách khác Mỹ tuyên truyền một đàng nhưng lại đi làm một nẻo. Để tăng tính xác thực, tôi xin trích nguyên văn lời nói của cựu