Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2022

Đối ngoại Việt Nam năm 2022 và triển vọng 2023

  Trong năm 2022, ngành đối ngoại đã khởi đầu hồ hởi với “vị thế và tâm thế mới, sẵn sàng đẩy mạnh đổi mới tư duy, mạnh dạn đột phá, sáng tạo trong công tác; tìm cách làm mới, mở rộng các lĩnh vực mới, tìm kiếm các đối tác mới, hướng đi mới” như lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc tổ chức ngày 14/12/2021. Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc là một trong những sự kiện đối ngoại lớn của đất nước trong năm 2022. (Nguồn: TTXVN) Thế giới phức tạp, khó lường Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành đối ngoại đã đẩy mạnh nghiên cứu kinh nghiệm chuyển trạng thái và chung sống với đại dịch Covid-19 của thế giới, sẵn sàng tiếp tục triển khai các biện pháp ngoại giao đặc biệt như ngoại giao công nghệ, ngoại giao năng lượng,  ngoại giao số , ngoại giao tập đoàn… với tinh thần khẩn trương, quyết liệt, tiêu biểu như chiến dịch ngoại giao vaccine nhằm hỗ trợ tiến trình phục hồi của đất nước sau đại dịch. Các biến động khó lường của

Động lực đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững

  Nhân dịp đón Xuân Quý Mão – 2023 và kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2023), đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN). Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Phóng viên:  Thưa Tổng Bí thư, xin đồng chí cho biết một số thành tựu nổi bật về tình hình xây dựng và phát triển đất nước ta trong năm 2022? Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:  Nhìn lại năm 2022, chúng ta nhận thấy tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến mới, khó khăn hơn so với dự báo. Thế giới có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chưa từng có tiền lệ. Ở trong nước, chúng ta đồng thời vừa nỗ lực phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội, vừa tiếp tục xử lý những tồn tại do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, dịch bệnh mùa và hậu quả thiên tai, bão lũ gây ra. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2022 đạt mức kỷ lục, tăng 10% so với năm 2021. Trong bối cảnh đó, với sự đồng lòng,

Sự thật đúng, sai, đâu cần ngày mai mới rõ

  Sự thật đúng, sai, đâu cần ngày mai mới rõ Dương Phương Duy Điều mơ ước hão huyền về “sự xoay chiều, chuyển hướng con đường phát triển của Việt Nam” Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) theo mô hình Xô viết ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, vấn đề độc lập dân tộc (ĐLDT) và chủ nghĩa xã hội (CNXH) đã trở thành tâm điểm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta, nhất là sự xuyên tạc, phủ nhận lý luận về đường lối đổi mới và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Những người có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta cho rằng, “Đảng Cộng sản Việt Nam đã mắc sai lầm nghiêm trọng trong việc lựa chọn mục tiêu, con đường phát triển đất nước” vì “Đảng khư khư bám giữ lý luận cũ”, “níu kéo chủ nghĩa Mác – Lênin đã lỗi thời”; rằng thế giới ngày nay đã khác xưa, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm thay đổi tất cả; nó chứng minh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế là một tất yếu khách quan, mang giá trị phổ biến toàn cầu – nhân loại mà chủ nghĩa tư bản (CNTB) là “đại diện chân chính cho cuộc số

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt – Bài 2: Ngôi nhà thứ hai trên quê hương Việt Nam

  Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt – Bài 2: Ngôi nhà thứ hai trên quê hương Việt Nam Mặc dù phải xa gia đình sang học tập tại Việt Nam, nhưng nhiều sinh viên Lào và Campuchia vẫn luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ “gia đình thứ hai” của mình trên quê hương Việt Nam. Dẫu không có quan hệ thân quen trước đó, không cùng chung dân tộc, nhưng các gia đình Việt vẫn luôn dành tình thương yêu, đùm bọc, chở che và coi các con như người thân, ruột thịt. Do đặc thù của công việc, chúng tôi có nhiều dịp được tiếp xúc, giao lưu với các bạn sinh viên Lào. Mỗi cuộc gặp gỡ ấy đọng lại trong chúng tôi những sắc thái cảm xúc rất riêng. Khi thực hiện loạt bài viết “Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt”, chúng tôi rất ấn tượng với Khamlar Keomanychan, một du học sinh Lào đang sinh sống và học tập tại Việt Nam, bởi tiếng Việt của bạn rất giỏi, cách nói chuyện của bạn cũng “rất Việt Nam”. Trong suốt cuộc trò chuyện, Khamlar thường hay nhắc đến gia đình thứ hai của mình tại Vi