Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2021

Cắt giảm văn bằng, chứng chỉ: Giảm tiêu cực cho xã hội

  Theo chuyên gia, về mặt xã hội, giảm chứng chỉ với công chức, viên chức cũng làm triệt tiêu những tiêu cực phát sinh như tội phạm làm giả bằng cấp, cơ sở đào tạo “mua bán” bằng cấp… Việc bồi dưỡng và cấp chứng chỉ đối với công chức, viên chức được thực hiện từ năm 2003. Số lượng chứng chỉ bắt buộc hiện tại lên tới hơn 200. Không phủ nhận hệ thống này góp phần chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. Nhưng mặt trái, gánh nặng của nó dường như ngày càng lớn hơn. Hình minh họa Chứng chỉ- “giấy phép con” Để đáp ứng quy định của ngạch công chức và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo tiêu chuẩn mới, chị Huỳnh Thị Ngọc Anh, công tác tại một bệnh viện ở TPHCM đã từng phải sắp xếp công việc, rồi bỏ ra nửa tháng lương để đi học, thi chứng chỉ, trong khi công việc hàng ngày gần như không sử dụng đến. “Khi tuyển dụng vào làm thì phải kiểm tra trình độ đạt yêu cầu thì mới nhận vào. Thứ hai, đã đi làm mà phải sắp xếp đi học cá

Gieo rắc “virus hoang mang” – Hành vi cần lên án

  TIN GIẢ VỐN DĨ ĐÃ LÀ ĐIỀU KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN, HUỐNG CHI LẠI LÀ NHỮNG TIN GIẢ GIEO RẮC SỰ HOANG MANG Ở VÀO THỜI ĐIỂM MÀ ĐA SỐ NGƯỜI DÂN ĐỀU ĐÃ QUÁ MỆT MỎI VỚI NHỮNG HỆ LỤY TỪ DỊCH BỆNH COVID-19. Những ngày này, cả nước đang gồng mình chống đại dịch Covid-19 khi các ca mắc mới có ngày lên tới vài nghìn ca. Bên cạnh các tin tức về tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp được nhiều người quan tâm, thì việc xuất hiện những thông tin giật gân liên quan đến dịch bệnh cũng khiến người dân không khỏi hoang mang lo lắng. Điều đáng nói là những thông tin này sau khi được kiểm chứng hoàn toàn không có thật. Nhiều tin tức giật gân về dịch bệnh Covid-19 gây hoang mang cho người dân Tin giả vốn dĩ đã là điều không thể chấp nhận, huống chi lại là những tin giả mang tính kích động, gieo rắc sự hoang mang, thậm chí là sợ hãi, ở vào thời điểm mà đa số người dân đều đã quá mệt mỏi với những hệ lụy từ dịch bệnh. Cố tình tìm cách lan truyền những thông tin như thế này liệu có thể coi là tội ác? Chúng ta c

Khí thế và niềm tin từ ngành “đi trước mở đường”

  Ngay sau khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thành công rất tốt đẹp, ngành Tuyên giáo đã bắt tay triển khai thực hiện một khối lượng lớn công việc với những yêu cầu, nhiệm vụ mới. Đặc biệt là đã tham mưu nhiều vấn đề mới, khó, quan trọng, có tính then chốt, làm cơ sở để Đảng, Nhà nước giải quyết những vấn đề thực tiễn, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Nhân kỷ niệm 91 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (1-8-1930 / 1-8-2021),  đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương trả lời phỏng vấn về vấn đề này. Nhiều dấu ấn “đầu tiên” Phóng viên (PV):  Thưa đồng chí, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tuyên giáo là khẩn trương tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, phổ biến, tuyên truyền đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp vào cuộc sống. Toàn ngành tích cực triển khai nhiệm vụ này như thế nào? Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư

Lời kêu gọi của người đứng đầu Đảng ta đã chạm đến trái tim của mỗi người

  Lời kêu gọi của người đứng đầu Đảng ta đã chạm đến trái tim của mỗi người, hiệu triệu toàn dân, toàn quân và đồng bào ta ở trong và ngoài nước cùng chung sức, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành quyết tâm ngăn chặn đại dịch Covid-19. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 tại nhiều địa phương trên cả nước, tối 29/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có  Lời kêu gọi  gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch. Đây là lần thứ hai, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có lời kêu gọi toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa An Phước, tỉnh Bình Thuận lên đường vào TP.HCM tham gia phòng chống dịch. Lời kêu gọi của người đứng đầu Đảng ta đã chạm đến trái tim của mỗi người, hiệu

Kẻ bất mãn nói càn

  Kẻ bất mãn nói càn Nguyễn Trung Anh Những ngày này, tình hình dịch bệnh covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên đất nước ta, nhất là ở các tỉnh phía Nam và đặc biệt tại TP. Hồ Chí Minh. Có thể thấy, những nguy cơ tiềm ẩn vẫn đang hiện hữu đe dọa đến tính mạng và sức khỏe con người. Cả hệ thống chính trị vẫn quyết liệt vào cuộc cùng với sự đồng lòng của từng người dân, chúng ta sẽ chắc chắn khống chế được con Corona quái ác này. Trong hơn một năm cuộc chiến phòng, chống covid-19, chúng ta đã nhận được rất nhiều ý kiến tư vấn, đóng góp của các nhà khoa học, các tổ chức y tế thế giới. Căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh đất nước, chúng ta đã có một chiến lược phòng, chống dịch đúng đắn, được nhân dân ủng hộ và thế giới thừa nhận. Thế nhưng vẫn có những kẻ thích “thọc gậy bánh xe” để đưa ra những ý kiến rất nham nhở, đóng góp, góp ý thì không thấy đâu mà toàn giọng lưỡi châm chích, chọc ngoáy láo xược. Đó là Đào Tăng Dực với bài viết trên mạng xã hội có nhan đề “ Sách lược chủng ngừa đại d

Chạy đua với ‘tử thần’ để cứu F0 nguy kịch

  Xe cứu thương lao đi trong đêm, đưa kíp bác sĩ Hồi sức Covid-19 cùng máy ECMO đến Bệnh viện Trưng Vương – nơi vừa báo động đỏ vì người phụ nữ mang song thai 25 tuần suy hô hấp, nguy kịch. Khẩn cấp kết nối hệ thống ECMO (thiết bị oxy hóa qua màng ngoài cơ thể) vào thai phụ, các bác sĩ chuyển cả người lẫn máy móc lên xe cứu thương đưa về Bệnh viện Hồi sức Covid-19. Hơn 3h sáng, ê kíp mới ổn định xong máy lọc máu, máy thở, thiết lập các đường truyền thuốc. Sau hơn một tuần điều trị tích cực, ngày 28/7, dù bệnh nhân còn thở máy nhưng tiên lượng khả quan hơn, tình trạng oxy máu cải thiện, tim thai hoạt động tốt. “Nếu không thực hiện ECMO ở thời điểm cấp cứu ấy, chắc chắn sẽ không có cơ hội cho cô ấy và thai nhi”, bác sĩ Trần Thanh Linh, Phó Khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, kiêm Phó giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Hồi sức Covid-1, nói. Khu Hồi sức Cấp cứu (ICU) bao trùm bởi tiếng máy thở, máy monitor theo dõi dấu hiệu sự sống. Bên kia bức tường ngăn cách phòng bệnh, sinh mện