Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2024
  TRỊ BỆNH GIÁO ĐIỀU CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN CƠ SỞ Cán bộ, đảng viên là hạt nhân xây dựng tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân; thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Chất lượng của cán bộ,  đảng viên  cơ sở nói chung, năng lực quán triệt, vận dụng linh hoạt, sáng tạo lý luận vào thực tiễn ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của các tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở, tác động đến hiệu quả quán triệt, triển khai và thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa vận dụng linh hoạt, sáng tạo lý luận vào thực tiễn, còn có những biểu hiện của bệnh giáo điều đặt ra những yêu cầu mới cần ngăn ngừa kịp thời, có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nhận diện bệnh giáo điều Bệnh giáo điều là khuynh hướng cường điệu hóa vai trò của lý luận, coi nhẹ thực tiễn, tách rời lý luậ
"NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM - SỨC MẠNH CHO THẾ HỆ TRẺ" “Có cái chết hóa thành bất tử/ Có con người như chân lý sinh ra...” Liệt sĩ - Bác sĩ (LS-BS) Đặng Thùy Trâm đã sống, cống hiến trọn đời cho lý tưởng cách mạng vì một thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Điều đó, được tô điểm đậm nét qua từng trang nhật ký chị Thùy Trâm viết tại chiến trường trong thời hoa lửa, tuy khốc liệt, đau thương nhưng vẫn sáng ngời ngọn lửa khát khao, cháy bỏng vì nền hòa bình, độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Lý tưởng của một người cộng sản Đi vào chiến trường ở lứa tuổi thanh niên, BS Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26-11-1942, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Y Hà Nội vào năm 1966. Khi Mỹ - ngụy tiến hành các chiến lược chiến tranh tàn phá dữ dội tại miền Nam Việt Nam, chị đã gác lại mọi ước mơ, hoài bão và tình yêu lứa đôi để xung phong vào chiến trường B (chiến trường miền Nam), tự nguyện dấn thân cùng kề vai sát cánh với quân và nhân dân ta chiến đấu một cách kiê
 XE ĐẠP THỒ GÓP PHẦN LÀM NÊN CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ Bảo tàng tỉnh  Thanh Hóa  hiện trưng bày chiếc xe đạp thồ đạt kỷ lục chở 3,45 tạ hàng/chuyến, phục vụ  chiến dịch Ðiện Biên Phủ . Phương thức vận tải bằng xe đạp thồ đã góp phần cùng quân và dân ta làm nên  Chiến thắng Ðiện Biên Phủ  “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Xe đạp thồ cùng dân công tỉnh  Thanh Hóa  từng được huy động phục vụ chiến dịch Thượng Lào. Trước yêu cầu số lượng lớn lương thực, thực phẩm để phục vụ bộ đội ta thực hiện phương châm “đánh chắc, tiến chắc” ở Mặt trận  Ðiện Biên Phủ ; cấp ủy, ủy ban kháng chiến hành chính các cấp tỉnh Thanh Hóa đã quán triệt chủ trương, đưa ra dân bàn bạc, phát huy tinh thần xung phong của mỗi cá nhân, tự nguyện của các gia đình. Từ tháng 3/1954 trở đi, thị trấn Thanh Hóa tổ chức 17 đợt dân công, 1.780 xe đạp thồ, hoạt động vận tải trên tuyến đường từ Thanh Hóa đi Hồi Xuân-Phú Lệ-Suối Rút-Mộc Châu-Cò Nòi đến Sơn La. Tại Thanh Hóa, ban bảo trợ dân công được thành lập, vận động các gia đ
  PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM "TUYỆT ĐỐI HÓA VAI TRÒ CỦA VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO, NGHI NGỜ ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN CỦA ĐẢNG" Gần đây, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, một số người đã nêu quan điểm tuyệt đối hóa vai trò của vũ khí công nghệ cao trong chiến tranh và đồng thời coi nhẹ vai trò của con người. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng, chỉ có các lực lượng trang bị vũ khí công nghệ cao mới có thể chiến thắng trong chiến tranh hiện đại, dẫn tới sự phủ nhận các giá trị của quốc phòng và an ninh truyền thống, bao gồm cả nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Sự thật là, việc sử dụng vũ khí công nghệ cao để chống lại kẻ thù là điều cần thiết, nhưng bất kể công nghệ vũ khí tiên tiến đến đâu thì yếu tố con người vẫn là chìa khóa quyết định. Hơn nữa, không phải lúc nào các quốc gia cũng có thể sở hữu vũ khí tương đương nhau; nhiều quốc gia vẫn phải chiến đấu với trang bị kém hơn, thậm chí là rất kém để đối mặt với đối thủ có trang bị công nghệ cao. Do đó, cần thiết phải
 CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC TỪ SỚM, TỪ XA Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã để lại nhiều bài học quý báu cho cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới; trong đó, bài học về xây dựng, củng cố niềm tin, ý chí, quyết tâm chiến thắng có vai trò quan trọng, quyết định, tạo nên sức mạnh tổng hợp, vượt qua mọi gian khổ, hy sinh giành thắng lợi, đến nay vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. NHỮNG BÀI HỌC QUÝ BÁU Với dã tâm tiêu diệt chủ lực của Việt Minh, thực dân Pháp đã tập trung cao độ binh lực và vũ khí, trang bị để xây dựng Điện Biên Phủ trở thành pháo đài “bất khả chiến bại”, quân số trên 16 vạn, có nhiều kinh nghiệm chiến trường, thiện chiến, vũ khí trang bị tốt, đủ các thành phần, lực lượng, cùng Bộ Chỉ huy gồm các sĩ quan được đào tạo bài bản, do Đại tá Đờ Cát làm Tư lệnh. Trong khi đó, ta tuy có ưu thế về quân số và súng pháo, nhưng Chiến dịch Điện Biên Phủ (Chiến dị
  Bác bỏ luận điệu phủ nhận công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện những ý kiến của thế lực thù địch, cơ hội chính trị cho rằng, chỉ có kinh tế thị trường (KTTT) tư bản chủ nghĩa (TBCN) mới bảo đảm công bằng xã hội, còn với chủ nghĩa xã hội (CNXH) chỉ có sự “bình quân, cào bằng” và “bất công xã hội”. Từ đó, họ ra sức phủ nhận nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam. Đây là luận điệu xuyên tạc sai trái cần đấu tranh bác bỏ. Nhận rõ bản chất “công bằng xã hội” trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Theo quan điểm của  Chủ nghĩa Mác-Lênin , công bằng xã hội xét đến cùng lệ thuộc vào quan hệ sở hữu. Hay nói cách khác, công bằng trong quan hệ sở hữu là nền tảng của công bằng xã hội. Các nhà kinh điển mác-xít đã bóc trần bản chất của cái gọi là công bằng xã hội trong phương thức sản xuất TBCN. Thực chất, đó là thứ công bằng chỉ dành cho số ít người nắm trong tay quyền chiếm hữ