Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2021

Bài 2: Nhà nước tạo mọi điều kiện cho hoạt động sáng tạo nghệ thuật

  Để phát huy mọi khả năng sáng tạo, đưa văn hóa, trong đó có nghệ thuật, tiếp tục phát triển trong thời kỳ mới, Đảng và Nhà nước luôn nhất quán về quan điểm, chủ trương, chính sách, kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, để từ đó tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp các văn nghệ sĩ đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực hoạt động. Dù vậy, với cách nhìn hẹp hòi, định kiến, thiếu thiện chí, nhiều năm qua một số cá nhân, tổ chức vẫn cố tình phủ nhận thực tế đó, luôn tìm cách xuyên tạc, lớn tiếng lu loa cho rằng sáng tạo nghệ thuật đang bị kìm hãm… Dù đại dịch Covid-19 gây nhiều hệ lụy với tính mạng con người và sự phát triển kinh tế-xã hội, thời gian qua các hoạt động nghệ thuật vẫn diễn ra đa dạng, phong phú, kịp thời truyền tải năng lượng tích cực đến đời sống. Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đã thích ứng linh hoạt với nhịp sống bình thường mới bằng cách áp dụng các hình thức công chiếu trực tuyến, xuất bản điện tử. Các giải thưởng, liên hoan vinh danh tác giả, tác phẩm vẫn được tổ

Việt Nam là một hình mẫu tốt cho tất cả các nước đang phát triển học tập, noi theo

  Chiều 28-11, tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweal. Tại cuộc gặp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trân trọng cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ của WTO đối với tiến trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Chủ tịch nước đánh giá cao vai trò và nỗ lực của bà Tổng giám đốc trong việc điều hành và thúc đẩy các hoạt động của WTO, mong muốn rằng hoạt động của WTO sẽ ngày càng hiệu quả hơn; đóng góp thiết thực vào hệ thống thương mại đa biên, đặc biệt là giúp phục hồi trao đổi thương mại toàn cầu trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới, bà Ngozi Okonjo-Iweala. Ảnh: TTXVN  Thông tin về những thành tựu chung về phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, Chủ tịch nước nhấn mạnh, từ một nước khó khăn do hậu quả nặng nề của chiến tranh, Việt Nam đã từng bước vươn lên thành quốc gia xuất siêu, giải quyết có

Nhật Bản đầu tư 5,77 tỷ USD vào Bình Dương

  Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương Mai Hùng Dũng (bên phải) phát biểu ý kiến tại hội nghị trực tuyến xúc tiến đầu tư Nhật Bản. Ngày 30/11, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh Bình Dương và Tổng Công ty Becamex IDC phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức hội nghị trực tuyến xúc tiến đầu tư Nhật Bản. Dự hội nghị tại điểm cầu Bình Dương có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương Mai Hùng Dũng; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh, Tổng Công ty Becamex IDC và đại diện lãnh đạo một số doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Bình Dương. Tại điểm cầu TP Hồ Chí Minh có ông Nobuhiro Watanabe, Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh; ông Shinji Hirai, Trưởng đại diện Văn phòng Jetro tại TP Hồ Chí Minh.  Tại điểm cầu Nhật Bản có ông Murakao Tsugumasa, Thống đốc tỉnh Yamaguchi và đại diện khoảng 100 doanh nghiệp Nhật Bản tham dự.  Nhật Bản hiện có 328 dự án đầu tư tại tỉnh Bình Dương với tổng vốn đăng ký 5,77 tỷ USD. Chia sẻ tại hội nghị, các doanh nghiệp cho biết

Mệnh lệnh vaccine ‘made in Vietnam’

  “Thúc đẩy, tháo gỡ mọi vướng mắc để sản xuất bằng được vaccine phòng COVID-19 trong nước đáp ứng các yêu cầu về khoa học, an toàn và hiệu quả”, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp thường trực Chính phủ mới đây về tình hình nhập khẩu và sản xuất vaccine, thuốc điều trị COVID-19. Vaccine Nanocovax _Ảnh: TTXVN Nhận thức rõ đây là công việc rất quan trọng, rất cần thiết, nhưng cũng đầy khó khăn, phức tạp, do liên quan tới tính mạng, sức khỏe người dân, Thủ tướng đồng thời nhấn mạnh cần bảo đảm thực chất, công khai, minh bạch, chống mọi tiêu cực, sách nhiễu, lợi ích nhóm, cạnh tranh không lành mạnh trên cơ sở theo đúng quy định pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần tránh khuynh hướng chủ quan, nóng vội, trì trệ, bảo thủ, cản trở sự phát triển. Không phải đến thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, biến thể mới xuất hiện khó lường, thì người đứng đầu Chính phủ mới nhấn mạnh quan điểm này. Trước đó, tại diễn đàn Kỳ họp thứ 2, Qu

Biến chủng mới Omicron (B.1.1.529) có xâm nhập vào Việt Nam không?

  Omicron (B.1.1.529) biến chủng mới của SARS-CoV-2 đang gây lo ngại cho nhiều quốc gia và ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát dịch Covid-19, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trả lời Báo Quân đội nhân dân Điện tử về vấn đề này. Biến chủng mới này xuất hiện trong một số ca nhiễm ở Nam Phi. Biến chủng B.1.1.529 chứa hai đột biến là P681H và N679K ở vị trí phân cắt furin (vị trí giúp virus thuận lợi xâm nhập vào tế bào). Đây là lần đầu tiên giới khoa học ghi nhận hai đột biến này trong một biến chủng. P681H từng xuất hiện trong biến chủng Mu và Alpha, làm tăng khả năng lây truyền của virus. Tuy nhiên, hiện các nghiên cứu còn dang dở, chưa được giới hàn lâm bình xét chính thức. Vì vậy, không thể kết luận về vai trò của P681H với virus ở thời điểm này. Kể từ khi xuất hiện, B.1.1.529 đã gây ra 10 ca mắc Covid-19 tại 3 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm 3 ca ở Botswana, 6 ca ở Nam Phi và 1 ca ở Hong Kong (Trung Quốc), là người có lịch sử đi lại

Văn hóa xin lỗi và nhận lỗi

  Chúng ta đều biết, văn hóa xin lỗi và nhận lỗi là một yếu tố quan trọng, góp phần làm nên văn hóa ứng xử của mỗi con người. Lời xin lỗi không đơn giản là  biết lỗi và nhận lỗi  mà nó còn thể hiện ý thức trách nhiệm của con người với cuộc sống, biết nhận trách nhiệm của mình đối với hậu quả do mình gây ra. Người Việt Nam từ xưa đến nay đều răn dạy con trẻ phải biết “cảm ơn” khi được ai đó quan tâm, giúp đỡ và phải biết “xin lỗi” khi mắc phải những lỗi lầm, khuyết điểm. Đây là nét văn hóa trong phong cách ứng xử của con người. Biết nói lời xin lỗi là tự nhắc nhở mình trước những sai phạm, đồng thời hứa với người khác hành động này không còn tái diễn nữa. Xin lỗi là nét văn hóa đặc trưng của người dân Nhật Bản. Ảnh: GETTY IMAGES.  Tuy nhiên, trong đời sống hiện nay, không phải ai cũng biết nói lời “xin lỗi” và nhận lỗi. Một nghệ sĩ có tiếng đăng tải những lời lẽ phản cảm, công kích người khác trên mạng xã hội. Nghệ sĩ khác đi làm từ thiện, nhưng chậm chuyển tiền đến người dân gặp khó kh

Trường hợp nào công an được kiểm tra điện thoại di động của công dân?

  Bộ Công an mới đây đã giải đáp thắc mắc của công dân về những trường hợp cụ thể công an có quyền thu giữ và kiểm tra thông tin điện thoại di động. Trong phần hỏi đáp trực tuyến giữa Bộ Công an và công dân, trước câu hỏi về việc công an có quyền thu giữ điện thoại và kiểm tra thông tin điện thoại của người dân hay không, Bộ Công an đã có giải đáp.  Cụ thể, theo Bộ Công an, cơ quan công an có quyền tạm giữ, thu giữ, kiểm tra điện thoại của công dân nếu điện thoại đó là tang vật của vụ việc vi phạm hành chính; là vật chứng của vụ án hình sự; liên quan đến việc vi phạm pháp luật (hành chính, hình sự). Việc tạm giữ, thu giữ điện thoại phải có căn cứ và tuân theo các quy định của pháp luật. Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo nếu việc tạm giữ, thu giữ điện thoại không đúng pháp luật. Công an có quyền tạm giữ, thu giữ, kiểm tra điện thoại của công dân trong từng trường hợp cụ thể Theo điều 87 và 99 Bộ luật Tố tụng hình sự, điện thoại di động được xác định là dữ liệu điện tử vì điện thoại là

Việt Nam là một hình mẫu tốt cho tất cả các nước đang phát triển học tập, noi theo

  Chiều 28-11, tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweal. Tại cuộc gặp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trân trọng cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ của WTO đối với tiến trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Chủ tịch nước đánh giá cao vai trò và nỗ lực của bà Tổng giám đốc trong việc điều hành và thúc đẩy các hoạt động của WTO, mong muốn rằng hoạt động của WTO sẽ ngày càng hiệu quả hơn; đóng góp thiết thực vào hệ thống thương mại đa biên, đặc biệt là giúp phục hồi trao đổi thương mại toàn cầu trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới, bà Ngozi Okonjo-Iweala. Ảnh: TTXVN  Thông tin về những thành tựu chung về phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, Chủ tịch nước nhấn mạnh, từ một nước khó khăn do hậu quả nặng nề của chiến tranh, Việt Nam đã từng bước vươn lên thành quốc gia xuất siêu, giải quyết có

Vì sao TPHCM tiêm vaccine nhiều song số tử vong vẫn tăng?

  TPHCM đạt tỷ lệ bao phủ vaccine Covid-19 cao, tuy nhiên gần đây số tử vong có xu hướng tăng trở lại. Theo báo cáo, hơn một nửa các trường hợp này chưa tiêm vaccine hoặc có yếu tố nguy cơ rất cao. Đến chiều 26/11, Việt Nam ghi nhận hơn 24.000 ca tử vong, chiếm tỷ lệ 2,1% so với tổng số ca nhiễm, cao hơn trung bình của thế giới là 0,1%. Tử vong chủ yếu tập trung ở đợt 4, trong khi 3 đợt đầu chỉ có 35 ca tử vong trong tổng số gần 3.500 ca mắc (chỉ khoảng 1%).  Theo thống kê, tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 18 tuổi chiếm 0,3%, người trên 65 tuổi là 47,5%. Trong đó, tử vong chủ yếu tại TPHCM (gần 73%), Bình Dương (gần 11%), Đồng Nai (khoảng 3%), Long An (2,4%), Tiền Giang (2%)… Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, trong đợt bùng phát dịch thứ 4, Bộ Y tế đã có nhiều thay đổi trong chiến lược điều trị, cũng như đưa thêm nhiều thuốc mới. Nhờ đó, tỷ lệ tử vong đã giảm có lúc giảm dưới 3 con số, có những ngày chỉ khoảng 57-58 ca trên toàn quốc. Tuy nhiên, gần đây, tỷ lệ mắc ở một số địa phương

Chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng con người (bài 3)

  Bài 3: Cơ chế và đạo đức – hai cái khuôn vàng (Tiếp theo và hết) Nói về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Mục đích kỷ luật là để “trị bệnh cứu người”, cảnh tỉnh, răn đe, do đó phải quán triệt phương châm phòng ngừa chặt chẽ, ngăn chặn từ gốc, phát hiện từ sớm, xử lý từ đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn”. Tổng Bí thư cũng cho rằng: “Không phải cứ xử tử, hay chung thân mới là kết quả tốt. Cái chính là người đó phải nhận ra sai lầm, phải thu hồi được tài sản, không để thất thoát. Bất đắc dĩ lắm mới sử dụng đến biện pháp không ai mong muốn là tử hình…”.  “4 không” trong phòng, chống tham nhũng Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có một môi trường tốt nhằm ngăn chặn tối đa  tham nhũng , tiêu cực, giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân không lạc lối, sa ngã vào các tệ nạn?  Thực hiện “4 không” trong PCTN đã được nhắc tới nhiều lần trong thời gian qua. Cụ thể, Đảng, Nhà nước xây dựng các quy định về phòng ngừa để cán bộ “không thể t

[Photo] Chủ tịch nước tiếp Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Torino

  Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp bà Sandra Scagliotti và nhận cuốn sách “Hồ Chí Minh với những bức thư mong muốn hòa bình cho Việt Nam” do chính bà dịch từ tiếng Việt sang tiếng Italy. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp bà Sandra Scagliotti, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Torino (Italy). (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đón nhận cuốn sách “Hồ Chí Minh với những bức thư mong muốn hòa bình cho Việt Nam” được bà Sandra Scagliotti dịch sang tiếng Italy và phát hành tại Italy từ nguyên bản cùng tên bằng tiếng Việt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đón nhận cuốn sách “Hồ Chí Minh với những bức thư mong muốn hòa bình cho Việt Nam”. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) Bà Sandra Scagliotti, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Torino, trao tặng cuốn sách do chính bà dịch. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cho bà Sandra Scagliotti. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) (TTXVN/Vietnam+)

Bài 1: Tự do sáng tạo không phải là sự tùy tiện

  Một cảnh trong vở diễn của Nhà hát Tuồng Việt Nam phát sóng trên truyền hình cổ vũ nhân dân vượt qua đại dịch Covid-19 Như rất nhiều quốc gia văn minh khác, ở Việt Nam, tự do sáng tạo nghệ thuật luôn gắn liền với ý thức, trách nhiệm của nghệ sĩ đối với xã hội, và là sự tự ý thức. Chính vì thế, tình trạng một số sản phẩm phản văn hóa, phi nghệ thuật bị cơ quan chức năng xử phạt, thậm chí thu hồi, cấm phát hành, khiến dư luận đang đặt ra câu hỏi về trách nhiệm xã hội của những nghệ sĩ này. Từ khi Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời và tổ chức, lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nghệ thuật luôn được quan tâm, chú trọng tạo điều kiện phát triển và trên thực tế đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, xây dựng đời sống văn hóa mới. Tuy nhiên, dù luôn được quan tâm, chú trọng, đề cao, dành nhiều công sức để phát triển nghệ thuật, thì vẫn phải thừa nhận công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa nói chung, nghệ thuật nói riêng vẫn còn có lúc có khi chưa đ