Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2023
  Nhận diện và đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam – Bài 1: Gia tăng luận điệu sai trái, xuyên tạc trong dịp kỷ niệm ngày quốc tế về nhân quyền Bản “Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền” ra đời cách đây 75 năm là dấu mốc quan trọng khẳng định khát vọng, mục tiêu chung và nhu cầu phổ quát của nhân loại về quyền con người. Ở Việt Nam, những tư tưởng và giá trị của Tuyên ngôn nhân quyền luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng, thực thi đầy đủ, nghiêm  túc, trách nhiệm. Thế nhưng, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại thường xuyên đưa ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc, vu cáo tình hình nhân quyền để chống phá. Lấy cớ diễn trò lố Nhân quyền hay quyền của con người là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Nhân quyền là danh từ trong sáng, dùng để chỉ một trong những giá trị căn cốt của loài người. Kỷ niệm Ngày Nhân quyền quốc tế (10/12) là dịp để Liên hợp quốc và các quốc gia thành viên
  Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam hiện nay 1.  Nhận diện các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả về dân chủ, nhân quyền Các đối tượng thù địch xuyên tạc, phủ nhận thành quả về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam hiện nay gồm: lực lượng cực hữu, một số nghị sĩ cực đoan tại một số nước phương Tây, các nhóm phản động người Việt Nam ở nước ngoài và những cá nhân người Việt ở trong nước bị các thế lực cực hữu nước ngoài mua chuộc, lợi dụng, núp bóng “ngọn cờ dân chủ”, “nhân quyền” chống phá nền tảng tư tưởng và chế độ chính trị - xã hội tại Việt Nam. Một số tổ chức phi chính phủ quốc tế, như Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), Tổ chức Ân xá quốc tế (AI), Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF), Tổ chức Ngôi nhà Tự do (FH)... thường xuyên vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam, bằng việc ra bản phúc trình hằng năm về nhân quyền. Tham dự vào lực lượng này còn có những người theo các trào lưu tư tưởng và đường lối chính trị