Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2022

Bác Hồ trong trái tim đồng bào A Lưới

  Người dân của A Lưới từ thế hệ này qua thế hệ khác, đặc biệt, là hiện nay ở các gia đình hầu như nhà nào đều có di ảnh của Bác. Ở huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, trong ngôi nhà của đồng bào các dân tộc Tà Ôi, Pa Cô, Cơ Tu hay Pa Hy đều đặt bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh với lòng tôn kính đặc biệt. Ngày 5/9/1969, khi nghe tin Bác qua đời, người dân vùng phía Tây Thừa Thiên Huế đã lập bàn thờ Bác và làm lễ xin đổi họ của mình thành họ Hồ để tỏ lòng thành kính. Bà con luôn nhớ lời Bác dạy, chăm chỉ làm ăn phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no.  Anh hùng Hồ Vai – người vinh dự 5 lần được gặp Bác Hồ Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Hồ Đức Vai (tức A Vai) sinh năm 1940, ở thôn Lê Lốc, xã Hồng Bắc, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm lên 6 tuổi, mồ côi cả chả lẫn mẹ, ông lớn lên trong sự đùm bọc của bà con dân bản. Mười chín, đôi mươi, A Vai đã săn chắc như cây lim, cây táu trong rừng già Trường Sơn. Căm phẫn, không chịu khuất phục khi thấy giặc dồn dân lập ấp, đàn á

Đừng bị “lạc trôi” theo những lời tung hô, kích động

  Ngày 25/8, TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm, xét đơn kháng cáo của bị cáo Phạm Thị Đoan Trang (sinh năm 1978, trú tại phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội) trong vụ án “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Cũng tương tự như tại phiên sơ thẩm, các trang mạng truyền thông chống phá Việt Nam ở nước ngoài lại tiếp tục điệp khúc “kêu oan” cho bị cáo Phạm Thị Đoan Trang. Họ đưa ra các bài viết tô vẽ hình tượng, tạo dựng một bị cáo “giữ vững chí khí”, lập luận rằng Phạm Thị Đoan Trang không phạm tội, cần “trả tự do ngay lập tức”! Cũng với cách tiếp cận này, một số trang mạng còn dùng chiêu “cập nhật diễn biến phiên toà”, đưa thông tin, hình ảnh trong và ngoài phiên toà, thông tin về sức khoẻ, thái độ bị cáo, về thân nhân, việc tranh tụng tại toà… nhằm tạo điểm nhấn gây chú ý như là một sự kiện “bất thường”! Không ít bài viết lấy cớ “minh oan” cho bị cáo, đưa ra lời lẽ phê phán, đả kích phiên toà, đả kích nền tư pháp Việt Nam, từ đó coi đây là “dẫn chứng

Tuyên ngôn độc lập: Sự kế thừa, phát triển những giá trị tư tưởng tiến bộ của thời đại

  Tuyên ngôn độc lập  của Mỹ và  Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền  của Pháp là hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của nhân loại. Đó là văn kiện pháp lý thấm nhuần tư tưởng tiến bộ của thời đại, nêu cao nguyên tắc bình đẳng, dân chủ và các quyền cơ bản của con người, của dân tộc. Trân trọng những giá trị cao cả ấy, trong một thời đại mới và một cuộc cách mạng mới, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa và hơn nữa phát triển các giá trị ấy ở hai nội dung cơ bản là quyền con người, quyền dân tộc và nguyên tắc chủ quyền nhân dân. KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN DÂN TỘC Tuyên ngôn độc lập  của nước Mỹ năm 1776 và  Tuyên ngôn   Nhân quyền và Dân quyền  năm 1789 được ra đời từ sau cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và cuộc đại cách mạng tư sản Pháp. Trên cơ sở kế thừa những tư tưởng tiến bộ thời kỳ Khai sáng, hai bản Tuyên ngôn là những lời khẳng định đầy sức thuyết phục về quyền con người, quyền dân tộc, về nguyên tắc “chủ quyền nhân dân” trong cuộc đấu tranh

Giữ vững lời thề độc lập

  Giữ vững lời thề độc lập Phạm Thái Hưng Ngay từ trước năm 1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã tiên đoán: “Dù thực dân Pháp hung ác, xảo quyệt đến đâu cũng không thể ngăn cản được chúng ta tiến lên. Chúng ta nhất định sẽ thắng lợi, nước Việt Nam nhất định sẽ được độc lập, đó là dòng thác lịch sử không gì ngăn nổi”. Ngày 2 – 9 – 1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: “Chúng tôi, Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: “ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập, và thật sự đã thành một nước tự do độc lập”. Tuyên ngôn độc lập cũng thể hiện lời thề mạnh mẽ, kiên quyết của cả dân tộc trong ngày lễ độc lập: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Để có được tự do, độc lập như Hồ Chủ tịch viết trong bản Tuyên ngôn: “Một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chốn

Thủ tướng Chính phủ biểu dương các tổ chức tôn giáo có đóng góp trong các sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

  Ngày 30/8, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ biểu dương các tổ chức tôn giáo có đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất, TPHCM. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị biểu dương các tổ chức tôn giáo có đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc – Ảnh: VGP/Nhật Bắc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM; Thiếu tướng Nguyễn Văn Gấu, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và TPHCM; các chức sắc, chức việc của 43 tôn giáo và các chức sắc tôn giáo là đại biểu Quốc hội khóa XV. Thủ tướng cùng các chức

Ngoại giao kinh tế là động lực quan trọng để phát triển đất nước nhanh và bền vững

  Sau 12 năm thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 15/4/2010 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế (NGKT) trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác NGKT đã đạt được các kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào các thành tựu phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực đang diễn biến rất mau lẹ, phức tạp, nhiều vấn đề, nhiệm vụ mới đặt ra đối với công tác NGKT. Ở trong nước, Đại hội XIII của Đảng đề ra các chủ trương quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội và đối ngoại. Các định hướng lớn này cần được cụ thể hóa trong công tác NGKT nhất là nhiệm vụ phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại, xây dựng nền NGKT phục vụ phát triển lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Bối cảnh quốc tế, thế và lực mới của đất nước và thực tiễn triển khai công tác NGKT thời gian qua đòi hỏi phải có một văn bản chỉ đạo mới của Đảng để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác NGKT một cách toàn diện và thực

Đấu tranh chống sự phá hoại, xuyên tạc lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

  Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện từ mùa xuân năm 1930 và đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, nhờ đó đất nước Việt Nam “có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”(1). Hiện thực lịch sử vẻ vang đó được toàn dân tộc thừa nhận, tự hào và bạn bè quốc tế khâm phục, quý trọng. Đó là sự thật, không ai có thể phủ nhận. Nhưng vẫn có những thế lực thù địch, phản động ở trong nước và ở nước ngoài cố tình xuyên tạc lịch sử Đảng hòng hạ thấp và chống phá sự lãnh đạo của Đảng. 1. Có một số thế lực cố tình phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và tầm vóc, giá trị lịch sử của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Họ coi đó chỉ là sự “ăn may” của cộng sản, Việt Minh. Thực tế lịch sử đã khẳng định Cách mạng Tháng Tám là kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng diễn ra liên tục suốt 15 năm với sự lãnh đạo của Đảng từ cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh, phong trào dân chủ 1936-1939 đến phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945