Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2022

Hữu nghị – hợp tác là dòng chủ lưu trong quan hệ Việt-Trung

  Tổng Bí thư BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam đang thực hiện chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình. Chuyến thăm nhằm tiếp tục củng cố, mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ giữa 2 Đảng làm định hướng cho quan hệ giữa 2 nước, tăng cường quan hệ trên các kênh Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, tạo chuyến biến mới tích cực trong hợp tác bình đẳng 2 bên cùng có lợi, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới. Hơn 7 thập kỷ kể từ khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao (1950), quan hệ Việt-Trung đã đi qua những thăng trầm nhưng hợp tác hữu nghị vẫn là dòng chảy chính.  Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam tại Lễ đón ở Phủ Chủ tịch, trong chu

Tự soi cũng phải tự sửa

  Tự soi và tự sửa là hai phạm trù khác nhau nhưng lại thống nhất, song hành trong một chủ thể. Đối với mỗi người cán bộ cách mạng, tự soi, tự sửa là một trong những yêu cầu bắt buộc. Trong thực tiễn, việc thực hiện tự soi, tự sửa không hề dễ dàng. Ở nhiều đơn vị, còn một bộ phận cán bộ, đảng viên lúc kiểm điểm thì “hùng dũng” nhận lỗi về mình; bày tỏ “quyết tâm” lúc tự soi nhưng lại coi nhẹ việc tự sửa, không đề ra kế hoạch, lịch trình cụ thể, thành ra “nước đổ lá khoai”, đâu lại vào đấy. Một bộ phận cán bộ, đảng viên không thật sự trung thực khi nói về các hạn chế, khuyết điểm của mình. Biểu hiện thường thấy là quanh co đổ lỗi do “yếu tố khách quan”, do cấp dưới tham mưu, hoặc quy hết cho trách nhiệm tập thể và xin “rút kinh nghiệm sâu sắc” với cấp trên, coi như bản thân không hề liên quan gì. Những chuyện tự soi mà không tự sửa như thế sẽ làm mất niềm tin của tập thể, quần chúng. Còn nhớ, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi mọi cá

Tạo nền tảng cho tăng trưởng năm 2023

  Kinh tế Việt Nam đang phục hồi rất nhanh vào cuối năm. Trong giai đoạn này, những điểm mạnh, điểm yếu của nền kinh tế cũng đã bộc lộ rõ và được nhận diện, tìm giải pháp khắc phục. Với kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế-xã hội chín tháng qua đạt mức cao hơn kỳ vọng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ước thực hiện cả năm có 14 trong tổng số 15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Dự báo cả năm 2022, tăng trưởng GDP đạt khoảng 8%, tạo nền tảng cho tăng trưởng năm 2023 đạt 6,5%. Đề xuất nới chỉ tiêu lạm phát lên 4,5% “Khi chuẩn bị xây dựng Kế hoạch 2023, chúng tôi đã phải phối hợp các bộ, ngành, các tổ chức quốc tế để phân tích, dự báo tình hình, rà soát các động lực tăng trưởng nhằm đưa ra con số hợp lý nhất”, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương chia sẻ về con số dự kiến tăng trưởng GDP 6,5% của năm 2023 như phương án Chính phủ trình Quốc hội. Cơ sở của đề xuất này dựa trên căn cứ dữ liệu đánh giá nền kinh tế vẫn đang trong đà phục hồi tốt và khả năng chịu cú sốc lớn từ bên ngoài rất ít. N

Ngoài ‘kháng sinh’, cần thêm ‘thuốc bắc’ vì căn bệnh lãng phí đã ngấm sâu

  Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2016 – 2021 được một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) ví von là “liều kháng sinh” đủ mạnh để chống “căn bệnh” thất thoát, lãng phí hoặc ngoài “phương thuốc kháng sinh” cần thêm “thuốc bắc” hữu hiệu, vì căn bệnh lãng phí này đã ngấm sâu trong suy nghĩ, hành xử của nhiều cán bộ công quyền, quen làm theo quy trình lạc hậu. Báo Tin tức đăng tải một số ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH) xung quanh vấn đề này:  Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa, đoàn Phú Yên trả lời phóng viên báo Tin tức. Ảnh: Minh Phương/Báo Tin tức. Đại biểu Quốc hội Đỗ Chí Nghĩa (Phú Yên):  Bãi bỏ quy định lạc hậu, “bệnh giấy tờ” và tiêu vốn “lát đường ồn ào” Theo tôi cần phải rà soát các quy định; khắc phục, bãi bỏ các quy định đã lạc hậu và không đồng bộ. Trước hết là định mức kinh tế, kỹ thuật bởi rất nhiều định mức của Việt Nam lạc hậu, kéo dài hàng chục năm, thậm chí hơn. Nhiều đại biểu đã nói về một ca mổ kéo dài đến

Đặt đúng chỗ tình yêu Tổ quốc, cùng Bác Trọng vững bước đường dài

  Đặt đúng chỗ tình yêu Tổ quốc, cùng Bác Trọng vững bước đường dài Nhân Văn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Trung Quốc ngay sau  Đại hội lần thứ XX  của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kết thúc vào ngày 22-10-2022; ông Tập Cận Bình tiếp tục được bầu làm Tổng Bí thư nhiệm kỳ mới. Đây cũng là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Nguyễn Phú Trọng sau khi được bầu làm Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) khóa XIII. Chuyến thăm này  phản ánh tình đoàn kết  bền chặt  giữa hai  Đảng, hai Nhà nước, khẳng định  mối quan hệ song phương giữa Việt Nam  –  Trung Quốc được nâng lên một tầm cao mới ,  từ sự tin cậy lẫn nhau về chính trị đến kết nối  phát triển  kinh tế , văn hóa ngày càng  được  củng cố,  tăng cường . Nhân dịp chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng, nhiều báo, đài có uy tín ở Việt Nam, Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới đã giới thiệu loạt bài viết chuyên sâu; phân tích, tổng hợp và đánh

Người Hmông xanh nơi Cửa Gió

  Sớm cuối thu, theo quốc lộ 279 uốn lượn như dải lụa mềm, vắt qua những địa danh miền sơn cước: Sơn Thủy, Minh Lương, Nậm Xé (Văn Bàn, Lào Cai) lãng đãng sương mây, chúng tôi lên đến độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, thì bất ngờ hiện ra trước mắt một khoảng trời mênh mang, gió hun hút, gầm gào. Đó chính là “cửa gió” trên đỉnh đèo Khau Co hùng vĩ. “Ruồi vàng, bọ chó, gió Than Uyên”, câu ca truyền khẩu ấy nói về sự khắc nghiệt, gian khó của vùng đất được mệnh danh “cửa gió” trên đỉnh đèo Khau Co, “cánh cửa” phía tây nam tỉnh Lào Cai thông với tỉnh bạn Lai Châu “trái tim đập không một ai nhìn thấy”. Ở đó, tộc người Hmông xanh duy nhất ở vùng Tây Bắc vẫn ngày đêm bám đất, bám rừng, giữ bình yên và màu xanh đại ngàn Hoàng Liên hoang sơ, tươi đẹp. Cây ngàn lá trên núi cao Nậm Xé “Dân tộc tôi có hai ngàn người/ Như cái cây có hai ngàn chiếc lá”, tôi mượn hình ảnh này của nhà thơ Pờ Sảo Mìn, dân tộc Pa Dí ở nơi “rừng cao núi nhọn” xứ Mưng Khảng (đất thép) để nói về tộc người Hmông xanh,

Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện tình hữu nghị truyền thống của quan hệ hai Đảng, hai nhà nước

  Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước thăm chính thức CHND Trung Hoa (Trung Quốc). Nhân dịp này, phóng viên TTXVN thường trú tại Bắc Kinh đã có cuộc phỏng vấn ông Hứa Lợi Bình – Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc về ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyến thăm. Ông Hứa Lợi Bình nhận định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Trung Quốc sau Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, điều này thể hiện đầy đủ tính đặc thù và tầm quan trọng của quan hệ giữa hai Đảng, hai nhà nước. Năm 2017, sau Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, quốc gia đầu tiên mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đến thăm là Việt Nam. Chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện tình hữu nghị truyền thống của qu

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

  Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, sáng nay (ngày 30/10), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội đi thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ ngày 30/10 đến 1/11.  Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ra sân bay tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn. Tham gia Đoàn, có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng Công an; Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng Quốc

Trung tướng Tô Ân Xô: Không hề có yếu tố hình sự hoá các quan hệ kinh tế xã hội

  Bộ Công an đề nghị mọi người nên có trách nhiệm bảo vệ các hoạt động bình thường, tôn trọng pháp luật của các doanh nghiệp, hạn chế việc tung tin sai trái, thất thiệt làm ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, ảnh hưởng tới cả nền kinh tế. Chiều 29/10, ngay sau phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo thường kỳ, thông tin về tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm, cùng những vấn đề mà dư luận xã hội, báo chí quan tâm.   Buổi họp báo Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan. Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an đại diện Bộ Công an tham dự họp báo, trả lời các câu hỏi của phóng viên.  Trả lời câu hỏi của phóng viên về kết quả bước đầu vụ việc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và phương hướng xử lý những trường hợp tung tin thất thiệt, Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, vụ án xảy