Chuyển đến nội dung chính

Đặt đúng chỗ tình yêu Tổ quốc, cùng Bác Trọng vững bước đường dài

 

Đặt đúng chỗ tình yêu Tổ quốc, cùng Bác Trọng vững bước đường dài

Nhân Văn

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Trung Quốc ngay sau Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kết thúc vào ngày 22-10-2022; ông Tập Cận Bình tiếp tục được bầu làm Tổng Bí thư nhiệm kỳ mới. Đây cũng là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Nguyễn Phú Trọng sau khi được bầu làm Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) khóa XIII.

Chuyến thăm này phản ánh tình đoàn kết bền chặt giữa hai Đảng, hai Nhà nước, khẳng định mối quan hệ song phương giữa Việt Nam  Trung Quốc được nâng lên một tầm cao mới, từ sự tin cậy lẫn nhau về chính trị đến kết nối phát triển kinh tế, văn hóa ngày càng được củng cố, tăng cường.

Nhân dịp chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng, nhiều báo, đài có uy tín ở Việt Nam, Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới đã giới thiệu loạt bài viết chuyên sâu; phân tích, tổng hợp và đánh giá lịch sử sự ra đời, mối quan hệ, hợp tác nhiều mặt giữa hai Đảng, hai Nhà nước với những nhận định sắc sảo về tầm nhìn, mối quan hệ, hợp tác chiến lược giữa hai Đảng, hai Nước. Đồng thời, phản ánh nguyên tắc, mối quan hệ khăng khít trên ý thức hệ giữa ĐCSTQvà ĐCSVN, trên lập trường mácxít – lênin nít.

Cần chỉnh lại tầm nhìn, quan điểm lệch lạc, thiếu ý thức xây dựng

Bên cạnh phần lớn các ý kiến đồng tình, ủng hộ chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng, đó đây vẫn còn không ít ý kiến “bàn vào bàn ra” với cách nhìn, quan điểm trái chiều, thậm chí tỏ rõ thái độ “phản ứng”, xuyên tạcchuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thưNguyễn Phú TrọngNổi lên là luồng ý kiến “bài Hoa, thoát Trung, thân Mỹ”. Họ cho rằng, “chuyến thăm lợi ít, hại nhiều”. Ngoài những băn khoăn về sức khỏe của Tổng Bí thư thì sự lo ngại về vị thế, uy tín của Việt Nam bị suy giảm; “Việt Nam sẽ vấp phải sự phản ứng quyết liệt của Mỹ”, bởi vì chúng ta “gây khó cho Mỹ mở rộng quan hệ ở Đông Nam Á”, “đi ngược lại lợi ích của Mỹ” trong bối cảnh Mỹ liên tục xúi bẩy các nước này “cảnh giác với Trung Quốc” và cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ – Trung ngày càng tăng lên không ngừng’ “Việt Nam sợ Trung Quốc”, v.v.. Điều đó bất lợi cho Việt Nam.

Quan điểm khác cho rằng, Việt Nam đã “đổ dầu vào lửa”, gián tiếp thúc đẩy sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, mang lại sự bất định và hoài nghi về tình hình trong khu vực và thế giới. Do đó, Việt Nam sẽ bất lợi nhiều mặt về tranh chấp chủ quyền Biển Đông và “đánh mất lợi thế” khi “quan hệ, hợp tác toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam bị tàn phai”. Ai cũng biết “tham vọng Biển Đông của Trung Quốc thì rất lớn”, “nhượng bộ với Trung Quốc có khác gì Việt Nam dâng biển, đảo cho họ”. Lại có quan điểm cho rằng, “Việt Nam ngả về phía Trung Quốc” đã rõ lập trường chọn bên, theo phe Trung Quốc”, “bị nhốt vào cái lồng “CNXH” với “ý thức hệ Mác – Lênin đã lỗi thời”. Điều đó trái với lập trường “bốn không” của Việt Nam: không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với bất cứ quốc gia nào để chống lại quốc gia khác; không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam hoặc lợi dụng lãnh thổ Việt Nam chống lại quốc gia khác; không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Vì thế, họ cho rằng “ngoại giao cây tre của Việt Nam đang gặp khó, buộc phải chọn bên, theo phe”.

 Chưa hết, quan điểm khác cho rằng, do ký ức lịch sử về sự xâm lược của Mỹ và mâu thuẫn về ý thức hệ, Việt Nam có thể không chấp nhận Mỹ là đồng minh chiến lược toàn diện nhưng “khuyên Đảng ta”, “không nên chấp nhận Trung Quốc, theo Trung Quốc” vì trong quá khứ, mối quan hệ Việt – Trung “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, đã có nhiều cuộc chiến tranh của phương Bắc xâm lược Việt Nam, đã gây họa cho dân tộc này; không thể quên cuộc chiến tranh hơn 40 năm trước (2-1979) đã xảy ra ở biên giới phía Bắc Việt Nam với chiêu bài “dạy cho Việt Nam một bài học” vẫn còn nguyên giá trị. Người Việt Nam không thể quên cho dù đã “kép lại quá khứ, hướng đến tương lai”; dù họ đã có ý thức “hàn gắn vết thương chiến tranh”.

Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai vì hòa bình, tiến bộ xã hội và nhân văn

Sự thật là hơn 40 năm trước đây, quân và dân ta đã buộc phải đứng lên cầm súng chống lại những hành động sai trái, đi ngược lợi ích của nhân dân ta, phá hoại tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước. Chúng ta không còn lựa chọn nào khác, buộc phải sử dụng quyền tự vệ chính đáng để bảo vệ mình. Ai cũng biết rõ không thể xóa bỏ quá khứ và không thể thay đổi lịch sử.

Đúng vậy! Chúng ta phải tôn trọng lịch sử, ghi nhớ các bài học về chiến tranh và hòa bình, thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và đồng bào đã chiến đấu, hy sinh vì cuộc sống hòa bình hôm nay.

Khép lại quá khứ không có nghĩa là đoạn tuyệt với quá khứ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai thông qua hiện tại.“Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” là một cách đối nhân xử thế nhân văn, nhân đạo để chúng ta “trọn nghĩa vẹn tình”, có được cuộc sống hoà bình, độc lập, tự do. Nó được xây dựng trên những nguyên tắc, những khái niệm mới mẻ hơn, phù hợp hơn với thời cuộc, có lợi cho dân cho nước, hàm chứa ý nghĩa nhân văn.

Cùng với đó, chúng ta cũng cần phải hiểu rằng, thời gian luôn tiến về phía trước; chúng ta cần phải sống cho hôm nay và mai sau, cần phải thực hiện tiến bộ xã hội; phải cảnh giác với chiến tranh, bệnh tật và đói nghèo. Vì vậy, nhận thức đúng xu hướng vận động, phát triển của lịch sử là tiến lên phía trước có ý nghĩa rất quan trọng, cần phải khách quan. Muốn vậy, phải “gói lại đau thương”, “khép lại quá khứ, hướng đến tương lai”, phải hành động; xóa bỏ những mặc cảm, định kiến, hận thù, không để mâu thuẫn, bất đồng, chiến tranh tiếp tục xảy ra.

Con đường duy nhất để “trong ấm, ngoài êm” là phải ngồi lại với nhau, đàm phán, thương lượng hòa bình để hiểu biết lẫn nhau. Để từ đó “gạn đục khơi trong”, ra sức bồi đắp, nuôi dưỡng các mối quan hệ, xây dựng tinh thần đoàn kết, mở rộng hợp tác, cởi mở, tin cậy lẫn nhau, vì sự hòa bình, thịnh vượng và các giá trị nhân văn. Đó là việc làm hôm nay, khi chúng ta còn có thể; khi Đảng ta và Bác Trọng còn có thể làm tốt việc xây dựng và kiến tạo tương lai. Đó là “chữ nhẫn” mà chúng ta “đội trên đầu”, ai cũng tự ý thức được, biết tự đổi mới mình, vượt khó để vươn lên thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Làm trái điều đó là cản trở sự phát triển của lịch sử, gây hại cho dân, cho nước. Yêu nước, biểu hiện lòng yêu nước rất đáng trân trọng nhưng phải biết đặt đúng chỗ lòng yêu nước ấy; đừng đặt nó nhầm chỗ để xảy ra bất đồng, chiến tranh, khổ cho dân, hại cho nước.

Là công dân Việt Nam yêu nước, hơn ai hết chúng ta hiểu rõ giá trị của từng ngày sống trong hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc và ý nghĩa của chuyến thăm Trung Quốc hôm nay của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bởi nó đã được xây đắp nên bằng trí tuệ, mồ hôi, công sức, nước mắt của chúng ta và cả xương máu của các bậc tiền nhân; bởi chuyến thăm Trung Quốc của Bác Trọng có thể sẽ giảm bớt mâu thuẫn, bất đồng và góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, xừ xa; giữ cho “trong ấm, ngoài êm” để nhân dân ta an tâm phát triển kinh tế, xây dựng đất nước; để Biển Đông không có sóng dữ, đất liền không có giông bão, gió bấc, mưa phùn, giá rét.

Vì vậy, chúng ta “hãy gói lại hận thù”, “khép lại quá khứ” để “hướng đến tương lai”, mong muốn con cháu hôm nay và mai sau được sống bình an, ấm no, hạnh phúc; xương máu của chiến sĩ, đồng bào không phải đổ đi vô nghĩa. Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bao hàm ý nghĩa sâu sắc ấy, mang nội dung đặc biệt ấy.

Tổng Bí thư đi làm nhiệm vụ vì nước vì dân, đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, xuất phát từ lời mời trân trọng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc; hoàn toàn không phải đi du lịch, nghỉ ngơi, dạo chơi hay một chuyến thăm viếng lễ nghi thuần túy. Hòa bình và phát triển – những trị vô cùng sâu sắc và thiêng liêng phải gìn giữ. Tình đoàn kết và lý tưởng cộng sản gắn kết bền chặt hai Đảng, hai Nhà nước và hai dân tộc, phải nâng nó lên tầm cao mới.

Khát vọng sống hòa bình, hạnh phúc của dân tộc đã được kết tinh ở bài “Cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi, từ hơn 600 năm trước, khi ông viết tâm nguyện của dân tộc ta là: “Tắt lửa chiến tranh, mở nền thái bình muôn thuở”. Đó cũng là niềm khát vọng, khát khao, nguyện vọng chính đáng, là mục đích phấn đấu duy nhất của đất nước gần 100 triệu dân trên dải đất hình chữ S ngày nay; là tài sản vô giá để lại cho con cháu mai sau.

Chính vì lẽ đó, Đảng, Nhà nước ta đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước, gác lại quá khứ và mở ra một chương mới trong lịch sử hai Đảng, hai Nước, hai dân tộc. Cho nên, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phản ánh tầm quan trọng đặc biệt của quan hệ Việt – Trung nhằm củng cố mối “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện,” với phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt; tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác trên mọi phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, đào tạo, quân sự, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, cùng nhau giải quyết những vấn đề khó khăn trước mắt vì lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước, đối xử bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau để “tiếng gà gáy bên kia biên giới, đánh thức bà con bên này thức dậy đi làm”…

Đó là điều Đảng, Nhà nước và nhân dân ta mong muốn, Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc cũng mong muốn. Sự gặp gỡ của niềm mơ ước, khát vọng, chung một niềm vui, cùng một mục đích ấy giúp chúng vượt quan mọi rào cản, bước tới tương lai, tất cả vì hòa bình, vì hạnh phúc của nhân dân. Cho nên chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa chính trị, văn hóa đặc biệt sâu sắc, là tầm nhìn chiến lược của Đảng ta.

Ai đó vẫn còn “lăn tăn” về được mất; còn cố chấp, níu kéo và ôm giữ hận thù trong lòng là tự làm khổ chính mình, là đi ngược lại lợi ích quốc gia – dân tộc, có quan điểm, thái độ, hành vi ngăn cản, chống phá mối quan hệ Việt – Trung là thiếu hiểu biết, không có lương tâm, rất đáng trách. Đó là việc làm sai trái, hoàn toàn không nên. Yêu nước là đáng trân trọng, cần giữ gìn, bảo vệ nhưng đừng đặt nó nhầm chỗ, phải lấy lợi ích quốc gia – dân tộc là trên hết, trước hết’; phải tự “giải phóng chính mình” để “giải phóng cho nhân loại”, điều C. Mác đã dạy chúng ta còn nguyên giá trị.

Tiếp tục đưa quan hệ Việt – Trung phát triển mới lành mạnh, hiệu quả

Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng góp phần thúc đẩy mối quan hệ Việt – Trung phát triển hơn nữa – thấm vào chiều sâu, rộng về tầm nhìn quốc tế bởi mối quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện không phải tự nhiên mà có. Nó đã được xây đắp trên nền tảng vững chắc do Bác Hồ và lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước đã đặt những viên gạch đầu tiên và dày công xây đắp từ năm 1950 đén nay, trên cơ sở 5 nguyên tắc đã xác định.

Từ năm 1991 đến nay, quan hệ Việt – Trung đã khôi phục nhanh, phát triển mạnh, nhiều lĩnh vực đạt hiệu quả tốt. Hai Đảng, hai Nhà nước đã thường xuyên duy trì cơ chế hợp tác song phương về chính trị, ngoại giao và kinh tế; kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều không ngừng gia tăng. Hoạt động văn hóa, giáo dục, đào tạo, hợp tác giữa hai nước càng ngày càng gắn kết. Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn thành việc cắm mốc biên giới trên đất liền, Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ…

Đối với vấn đề Biển Đông, tuy còn một số điểm chưa được giải quyết nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân ta vẫn luôn nhất quán quan điểm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc một cách hòa bình và giải quyết các tranh chấp trên cơ sở Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử ở Biển Đông (DOC 2002).

Việt Nam tiếp tục thực hiện các điều khoản đã cam kết giữa hai Đảng, hai Nhà nước; tiếp tục ghi nhận Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam bất chấp tác động tiêu cực gây ra, kể cả ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Hai Đảng, hai Nước luôn coi trọng mối quan hệ, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là trong thời điểm khó khăn. Gần đây, nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng 30%, đạt 110 tỷ USD vào năm 2021. Trung Quốc và Việt Nam đều là thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Thỏa thuận thương mại tự do lớn này đã và đang mở ra không gian rộng lớn hơn cho hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước Việt – Trung.

Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại và xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trên thế giới. Điều này thể hiện đầy đủ tiềm năng của thương mại Việt – Trung. Từ năm 2019 đến năm 2020, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn thứ 4 tại Việt Nam. Đến năm 2021, trở thành nhà đầu tư lớn thứ 3 của Việt Nam.

Chính vì thế, ngay sau khi ông Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương ĐCSTQ nhiệm kỳ mới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi điện chúc mừng, với lời viết đầy tâm huyết: “Tôi mong sớm được gặp lại đồng chí để chúng ta cùng nhau đi sâu trao đổi những vấn đề chiến lược, góp phần tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị, đề ra những định hướng lớn cho tương lai phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước.

Sự hợp tác chặt chẽ giữa hai Đảng, hai Nhà nước là điều kiện thuận lợi để hai nước trao đổi kinh nghiệm về mọi lĩnh vực và giúp đỡ nhau về mọi mặt để phát triển trong thời gian tới. Đó là phương thức tốt nhất để đưa mối quan hệ Việt – Trung lên tầm cao mới; là minh chứng bác bỏ các quan điểm sai trái, xuyên tạc chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng như các luận điệu sai trái: “bài Hoa, thoát Trung, thân Mỹ”.

Điều đó khẳng định Việt Nam không chọn phe nào, chỉ chọn lẽ phải và chính nghĩa. Việt Nam trước sau như một, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước; không can thiệp vào công việc của nước khác./.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG CỖ MÁY GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐƯỜNG PHỐ Nhìn chiếc xe máy được gắn với một chiếc xích lô chở những tấm tôn lợp mái sắc như dao thái phở chợ Phùng Khoang, lao như máy chém Ngô Đình Diệm trên đường hẳn các bạn sẽ ngạc nhiên và sợ vãi c**. Ngạc nhiên về sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, bởi nếu không buông lỏng quản lý thì làm sao một phương tiện giết người nhân danh cái nghèo cái khổ lại có thể băng băng trên đường? Các anh chi cũng sẽ ngạc nhiên về sự sáng tạo và sự liều lĩnh của gã lái xe. Sao mà không ngạc nhiên khi mà người nghèo lại có thể tích hợp được một chiếc Dream thần thánh với một chiếc xích lô phiên bản Khang Hy vào thành một cỗ máy vận tải. Sao mà không ngạc nhiên khi mà người ta lại có thể điều khiển được phương tiện trong tư thế nằm như trong hình. Tay trái tăng giảm số, tay phải điều khiển tốc độ qua kiểm soát mức tiêu hao nhiên liệu. Bụng được bố trí nằm dài trên yên xe thay cho mông đít chai lỳ và 2 chân anh được dùng để trang trí.  Hẳ
XÚC PHẠM NGƯỜI KHÁC TRÊN FACEBOOK, ANH QUÁCH DUY BỊ PHẠT 7,5 TRIỆU ĐỒNG Anh Quách Duy - Một cán bộ văn phòng UBND TP. HCM mới bị xử phạt hành chính vì đăng bài có nội dung vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín cá nhân khác. Sáng nay 24/5/2019, ông Nguyễn Đức Thọ, chánh thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM, xác nhận Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có quyết định xử phạt hành chính đối với ông Quách Duy, sinh năm 1982, hiện là chuyên viên văn phòng UBND TP.HCM. Ông Duy bị xử phạt vì viết bài đăng trên Facebook có nội dụng vu khống, xúc phạm danh dự người khác. Cụ thể, theo Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, lúc 17h38 ngày 9/4/2019, bài viết “Đốt củi” đăng trên Facebook Duy Quách do ông Quách Duy thiết lập, đăng ký sử dụng đã đưa thông tin “Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra vụ giao “đất vàng” giá rẻ liên quan đến Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến và Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiếp nhận hồ sơ, đ

Chủ tịch nước tuyên thệ nhậm chức

Chiều 23-10, sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 tuyên thệ nhậm chức. Chiều 23-10, trước Quốc hội, Trưởng ban Kiểm phiếu Bùi Văn Cường công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước. Theo đó, 99,79% đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2020. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 tuyên thệ nhậm chức. Sau khi, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo nghị quyết bầu Chủ tịch nước, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước. Tiếp đó, Tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức. Ông nói:  Trước cờ đỏ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước, tôi, Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam