Chuyển đến nội dung chính

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt – Bài 2: Ngôi nhà thứ hai trên quê hương Việt Nam

 

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt – Bài 2: Ngôi nhà thứ hai trên quê hương Việt Nam

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 2: Ngôi nhà thứ hai trên quê hương Việt Nam

Mặc dù phải xa gia đình sang học tập tại Việt Nam, nhưng nhiều sinh viên Lào và Campuchia vẫn luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ “gia đình thứ hai” của mình trên quê hương Việt Nam. Dẫu không có quan hệ thân quen trước đó, không cùng chung dân tộc, nhưng các gia đình Việt vẫn luôn dành tình thương yêu, đùm bọc, chở che và coi các con như người thân, ruột thịt.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 2: Ngôi nhà thứ hai trên quê hương Việt Nam

Do đặc thù của công việc, chúng tôi có nhiều dịp được tiếp xúc, giao lưu với các bạn sinh viên Lào. Mỗi cuộc gặp gỡ ấy đọng lại trong chúng tôi những sắc thái cảm xúc rất riêng. Khi thực hiện loạt bài viết “Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt”, chúng tôi rất ấn tượng với Khamlar Keomanychan, một du học sinh Lào đang sinh sống và học tập tại Việt Nam, bởi tiếng Việt của bạn rất giỏi, cách nói chuyện của bạn cũng “rất Việt Nam”. Trong suốt cuộc trò chuyện, Khamlar thường hay nhắc đến gia đình thứ hai của mình tại Việt Nam với một tình cảm thân thương, trìu mến, một gia đình mà bạn luôn tự hào khi có bố nuôi là Bộ đội Cụ Hồ.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 2: Ngôi nhà thứ hai trên quê hương Việt Nam

Khamlar Keomanychan quây quần bên gia đình bố mẹ nuôi. Ảnh: NVCC

Khamlar bắt đầu sang Việt Nam từ năm 2016, hiện là sinh viên trường Đại học Y khoa Vinh. Khamlar cho biết, người nhận nuôi bạn là gia đình bố Đặng Sỹ Ngọc (TP Vinh, tỉnh Nghệ An), một cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu trên chiến trường Lào. Bố mẹ nuôi luôn dành cho bạn tình cảm yêu thương ấm áp, sẻ chia thấu hiểu, nhờ đó Khamlar đã nhanh chóng hòa nhập được với cuộc sống xa nhà. “Tuy không phải “ruột thịt”, nhưng gia đình bố Ngọc mang đến cho em tình yêu thương, chăm sóc, quan tâm hết lòng và hỗ trợ em cả về vật chất lẫn tinh thần, điều đó tạo cho em sự yên tâm, thoải mái dồn sức cho việc học tập”. – Khamlar xúc động tâm sự.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 2: Ngôi nhà thứ hai trên quê hương Việt Nam

Khamlar Keomanychan

“Tuy không phải “ruột thịt”, nhưng gia đình bố Ngọc mang đến cho em sự yêu thương, chăm sóc, quan tâm hết lòng và hỗ trợ em cả về vật chất lẫn tinh thần, điều đó tạo cho em sự yên tâm, thoải mái dồn sức cho việc học tập”.

Chia sẻ những dự định trong tương lai, Khamlar mong muốn sau khi tốt nghiệp trở về nước sẽ đem theo những kiến thức đã được trang bị góp phần xây dựng quê hương, đất nước thêm giàu đẹp: “Em ước mơ trở thành một bác sĩ quân y để được khám, chữa trị cho nhân dân cùng cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Lào và chắc chắn một điều em sẽ tiếp bước cha ông vun đắp mối quan hệ truyền thống hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt giữa hai nước chúng ta ngày càng thắm thiết, bền vững”.

Các bạn học sinh, sinh viên Campuchia sang học tập tại Việt Nam cũng không khác các bạn Lào. Cuộc sống xa xứ càng thêm phần khó khăn đối với những bạn điều kiện kinh tế gia đình không mấy dư giả, trong khi chế độ cho các bạn còn hạn chế. Nhưng được sống và học tập tại mảnh đất hình chữ S trọng nghĩa, vẹn tình nên rất nhiều sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đã nhận được sự giúp đỡ từ những gia đình nhân ái Việt.

Chhun Sivmey, sinh viên Campuchia đang học năm thứ ba tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội là một trong số những bạn được một gia đình cựu quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia nhận đỡ đầu thông qua phong trào “Ươm mầm hữu nghị”. Chhun Sivmey, chia sẻ: “Em được bố Nho (Đại tá Lã Văn Nho, cựu quân tình nguyện Việt Nam Mặt trận 479, hiện đang sống tại Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội) nhận đỡ đầu từ những ngày đầu em sang Hà Nội nhập học. Ở nơi “đất khách quê người”, em cảm thấy bớt nhớ nhà, bởi nơi đây em có thêm một gia đình thứ hai yêu thương em như người thân. Mỗi khi em khó khăn hay ốm đau, bố Nho cùng mẹ và các anh chị luôn ở bên động viên, chăm lo cho em. Đặc biệt, trong hai năm ảnh hưởng của dịch Covid-19 vừa qua, bố Nho không chỉ cùng đồng hành, chăm lo cho em mà còn chăm lo cho các bạn của em nữa”.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 2: Ngôi nhà thứ hai trên quê hương Việt Nam

Nữ du học sinh Campuchia Chhun Sivmey cùng gia đình bố mẹ nuôi. Ảnh: NVCC

Từ những tình cảm mà gia đình Việt dành cho mình, Sivmey luôn tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau khi tốt nghiệp về nước có thể phát huy hết khả năng, không phụ lòng mong đợi của bố Nho và gia đình; đồng thời góp phần nhỏ bé của mình vào việc thắt chặt mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai dân tộc.

Với lịch sử truyền thống tương thân, tương ái, nương tựa vào nhau của ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia, thời gian qua đã có rất nhiều các bạn học sinh, sinh viên Lào, Campuchia tại Việt Nam được đón nhận những tình cảm nhân ái từ những gia đình Việt. Và chắc chắn một điều với những gì đã trải qua thì cảm nhận của những du học sinh về gia đình đỡ đầu người Việt cũng sẽ giống như những chia sẻ của Khamlar và Sivmey, đó là sự thương yêu giữa những người thân trong gia đình, sự thấu hiểu cảm thông và tấm lòng nhân hậu bao dung của con người Việt Nam.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 2: Ngôi nhà thứ hai trên quê hương Việt Nam
Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 2: Ngôi nhà thứ hai trên quê hương Việt Nam

Thảo Tiên, cựu du học sinh Lào tại trường Đại học Y khoa Vinh. Ảnh: NVCC

Sau khi tốt nghiệp Đại học Y khoa Vinh, bạn Phonkeo (Lào) đã trở về nước làm việc tại một Trung tâm Thẩm mỹ Hàn Quốc tại Lào. Phonkeo có tên tiếng Việt thật đẹp: Thảo Tiên. Khi chúng tôi hỏi về những kỷ niệm đáng nhớ trong quãng thời gian học tập, sinh sống và đặc biệt được gia đình Việt nhận làm con nuôi, Thảo Tiên đã rất xúc động kể: “7 năm trước, sau khi trúng tuyển đại học và nhận được học bổng đi học tại Việt Nam, tôi đã không mất nhiều thời gian để quyết định sẽ đi du học, bởi đây là mơ ước, là động lực phấn đấu học tập tốt của tôi. Mặc dù đã chuẩn bị sẵn tâm lý khi đi học xa nhà, nhưng những ngày đầu mới qua Việt Nam, tôi không khỏi cảm thấy bỡ ngỡ. Thật may mắn, tôi gặp được mẹ Nga, được mẹ và các anh chị trong nhà thương yêu, đùm bọc, động viên giúp tôi dần hòa nhập với cuộc sống mới. Dù lúc đầu có chút khó khăn trong giao tiếp do bất đồng ngôn ngữ, nhưng cả gia đình đều cố gắng tìm được cách hiểu chung”.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 2: Ngôi nhà thứ hai trên quê hương Việt Nam

Thảo Tiên đã có một công việc mơ ước sau khi ra trường. Ảnh: NVCC

Có một kỷ niệm mà Thảo Tiên không thể nào quên khi sống với gia đình mẹ Nga ở khối Trung Hưng, phường Hưng Dũng, TP Vinh, Nghệ An.

Đó là cuối năm 2021 thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc đi lại hết sức khó khăn. Trong hoàn cảnh đó, mẹ đẻ Thảo Tiên có triệu chứng tức ngực khó thở phải đưa đi cấp cứu, bác sĩ chẩn đoán mẹ bạn bị hở van tim phải phẫu thuật gấp không sẽ ảnh hưởng tới tính mạng. Lúc đó Thảo Tiên và gia đình hết sức hoang mang lo lắng. Trong lúc khó khăn, người mà Thảo Tiên nghĩ ngay tới để tìm sự giúp đỡ là mẹ Nga. Nghĩ là làm, Thảo Tiên liền điện thoại cho mẹ Nga và được mẹ Nga động viên, trấn an rồi hướng dẫn, giúp bạn và gia đình đưa được mẹ đi điều trị kịp thời tại Bệnh viện Tim Hà Nội, nhờ đó mà mẹ Thảo Tiên đã qua cơn nguy kịch. Sau khi khỏi bệnh, tình hình dịch Covid-19 vẫn rất phức tạp chưa thể về nước, mẹ Nga lại tất tưởi đi tìm phòng trọ để mẹ đẻ Thảo Tiên có chỗ nghỉ ngơi dưỡng bệnh, suốt thời gian khó khăn đó, mẹ Nga cùng các mẹ trong Chi hội phụ nữ khối Trung Hưng, phường Hưng Dũng, TP Vinh, Nghệ An thay nhau gửi thực phẩm, nhu yếu phẩm, tiền, chăm sóc và động viên hai mẹ con rất nhiều, nhờ đó tình hình sức khỏe nhanh chóng hồi phục.

Mãi tới tháng 3-2022, tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát cũng là thời điểm Thảo Tiên tốt nghiệp và cùng mẹ đẻ trở về nước. Trước khi đi, hai mẹ con đã đến chào mẹ Nga cùng các mẹ trong Chi hội, khi chia tay mẹ đẻ Thảo Tiên đã ôm chặt lấy mẹ Nga rồi bật khóc: “Cảm ơn chị đã cưu mang, chăm lo cho cháu và giúp đỡ gia đình tôi vào những thời điểm khó khăn nhất, những tình nghĩa này suốt cuộc đời chúng tôi không quên”.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 2: Ngôi nhà thứ hai trên quê hương Việt Nam

Thảo Tiên cùng mẹ đẻ hạnh phúc trong ngày nhận bằng tốt nghiệp. Ảnh: NVCC

“Cảm ơn chị đã cưu mang, chăm lo cho cháu và giúp đỡ gia đình tôi vào những thời điểm khó khăn nhất, những tình nghĩa này suốt cuộc đời chúng tôi không quên”.

Qua những kỷ niệm của bản thân với gia đình mẹ nuôi, Thảo Tiên cho rằng những phong trào nhận đỡ đầu các học sinh, sinh viên Lào học tập tại Việt Nam có ý nghĩa rất thiết thực và giàu lòng nhân ái. Thảo Tiên mong rằng lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội hai nước tiếp tục quan tâm và cùng các cá nhân, tập thể có tấm lòng nhân ái chung tay phát động nhiều hoạt động đậm chất nhân văn, với mong muốn sẽ có nhiều bạn được may mắn như Thảo Tiên, được sẻ chia vượt qua những khó khăn mở ra tương lai tươi sáng góp phần xây dựng đất nước Lào ngày càng phát triển, thúc đẩy và vun đắp tình hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc ngày càng bền vững.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 2: Ngôi nhà thứ hai trên quê hương Việt Nam

Cuối năm 2021 thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc đi lại hết sức khó khăn. Bố mẹ nuôi gửi thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các con. Ảnh Đức Anh

Tương tự như trường hợp của Thảo Tiên, bạn Sem Vimol cũng là cựu du học sinh Campuchia từng học tập tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Bạn được gia đình bác Nguyễn Thế Đậu (nguyên Vụ phó Vụ Kế hoạch-Tài chính, Văn phòng Quốc hội) nhận làm con đỡ đầu từ năm 2019. Hiện Sem Vimol đang làm việc tại dự án World Bright sân vận động quốc gia Morodok Techo (Thủ đô Phnompenh, Campuchia). Sem Vimol chia sẻ: “Thời gian đầu mới sang Việt Nam học, em rất nhớ bố mẹ và gia đình cho nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập. Nhưng kể từ khi gặp bố Đậu thông qua phong trào “Ươm mầm hữu nghị”, em có thêm một gia đình, có thêm những người thân ở Việt Nam”.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 2: Ngôi nhà thứ hai trên quê hương Việt Nam

Những kỷ niệm của Sem Vimol bên bố Đậu. Ảnh: NVCC

Chính tình cảm thương yêu, sự chăm sóc ân cần, chu đáo của gia đình đỡ đầu đã giúp Vimol vượt qua mọi khó khăn trong sinh hoạt và học tập. Hiện Vimol trưởng thành, trở về góp phần xây dựng quê hương, song những năm tháng được sống và học tập tại Việt Nam là những kỷ niệm mà bạn sẽ mang theo suốt đường đời.

Đối với Đại tá Khamsao Keoviseth, Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân Lào thì những người làm Báo Quân đội nhân dân Việt Nam là chỗ đồng chí, đồng nghiệp rất thân tình. Qua nhiều lần hai bên gặp gỡ giao lưu với nhau chúng tôi được biết anh rất quan tâm đến những phong trào gia đình Việt nhận đỡ đầu, chăm lo cho các em học sinh, sinh viên người Lào, người Campuchia có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại Việt Nam.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 2: Ngôi nhà thứ hai trên quê hương Việt Nam

Đại tá Khamsao Keoviseth, Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân Lào

Do đó, khi thực hiện loạt bài viết này, chúng tôi đã liên hệ với anh và xin được tìm hiểu về những điều anh quan tâm. Thật bất ngờ khi anh nói rằng, anh quan tâm bởi đây là những nghĩa cử cao đẹp, giàu lòng nhân ái của người Việt và còn một lý do đặc biệt khác đấy là bản thân anh hơn 40 năm trước khi còn là học viên Trường Sĩ quan Chính trị, Quân đội nhân dân Việt Nam khóa đầu tiên sau giải phóng cũng có cơ duyên may mắn được đón nhận những tình cảm thương yêu sâu đậm từ gia đình bố mẹ nuôi người Việt và cho đến nay những ký ức, tình cảm này vẫn còn vẹn nguyên.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 2: Ngôi nhà thứ hai trên quê hương Việt Nam

Đại tá Khamsao Keoviseth hạnh phúc khi gặp lại gia đình bố mẹ nuôi. Ảnh: NVCC

Khi chúng tôi bày tỏ mong muốn được nghe anh kể chi tiết hơn về những kỷ niệm của anh với gia đình bố mẹ nuôi người Việt, anh Khamsao vui vẻ nhận lời và hứa sẽ dành hẳn một buổi trong thời gian gần nhất để chia sẻ với chúng tôi. Biết chúng tôi đang thực hiện bài viết về phong trào những gia đình Việt nhận cưu mang, đỡ đầu các em học sinh, sinh viên Lào, Campuchia anh đã xúc động gửi gắm những lời tri ân, cảm ơn sâu sắc tới Chính phủ Việt Nam đã luôn giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho các con em người Lào được học tập, tiếp thu kiến thức; cảm ơn bố Vượng, mẹ Đường (tên bố mẹ nuôi anh) và gia đình bố mẹ nuôi đã luôn ở bên động viên, thương yêu, chăm lo cho anh.

Anh Khamsao cũng bày tỏ nguyện vọng những hoạt động nhân văn “Ươm mầm hữu nghị” sẽ ngày càng mở rộng quy mô, giúp đỡ nhiều hơn sinh viên Lào, sinh viên Campuchia để các em có thêm điểm tựa vững chãi, yên tâm học tập, mai này trưởng thành sẽ là những nhịp cầu hữu nghị, thúc đẩy sự phát triển trên mọi mặt đời sống văn hóa, kinh tế, chính trị… qua đó duy trì bền vững mối quan hệ tốt đẹp truyền thống giữa ba nước Đông Dương.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 2: Ngôi nhà thứ hai trên quê hương Việt Nam

Những hoạt động nhân văn “Ươm mầm hữu nghị” sẽ ngày càng mở rộng quy mô, giúp đỡ nhiều hơn sinh viên Lào, sinh viên Campuchia để các em có thêm điểm tựa vững chãi, yên tâm học tập, mai này trưởng thành sẽ là những nhịp cầu hữu nghị, thúc đẩy sự phát triển trên mọi mặt đời sống văn hóa, kinh tế, chính trị… qua đó duy trì bền vững mối quan hệ tốt đẹp truyền thống giữa ba nước Đông Dương.

Những mong muốn, nguyện vọng của đồng chí Đại tá Khamsao Keoviseth, Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân Lào có lẽ cũng là mong mỏi của tất cả những cựu học sinh, sinh viên Lào, Campuchia đã từng học tập tại Việt Nam, được đón nhận những tình cảm thương yêu của con người Việt Nam. Dù ở bất kỳ cương vị nào, đạt được những vinh quang trong sự nghiệp ra sao thì với những ân tình của những người cha mẹ bên kia biên giới chắc chắn sẽ luôn là động lực thúc đẩy những “mầm non hữu nghị” ra sức chung tay vun đắp mối quan hệ đặc biệt giữa ba nước chúng ta “mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”.

(Còn nữa)

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 2: Ngôi nhà thứ hai trên quê hương Việt Nam

Những món ăn truyền thống của hai nước Việt – Lào không thể thiếu trong mỗi dịp lễ, Tết. Ảnh: Đức Anh

Nội dung: NHÓM PV BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ

Ảnh: Báo Quân đội nhân dân, CTV

Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG CỖ MÁY GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐƯỜNG PHỐ Nhìn chiếc xe máy được gắn với một chiếc xích lô chở những tấm tôn lợp mái sắc như dao thái phở chợ Phùng Khoang, lao như máy chém Ngô Đình Diệm trên đường hẳn các bạn sẽ ngạc nhiên và sợ vãi c**. Ngạc nhiên về sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, bởi nếu không buông lỏng quản lý thì làm sao một phương tiện giết người nhân danh cái nghèo cái khổ lại có thể băng băng trên đường? Các anh chi cũng sẽ ngạc nhiên về sự sáng tạo và sự liều lĩnh của gã lái xe. Sao mà không ngạc nhiên khi mà người nghèo lại có thể tích hợp được một chiếc Dream thần thánh với một chiếc xích lô phiên bản Khang Hy vào thành một cỗ máy vận tải. Sao mà không ngạc nhiên khi mà người ta lại có thể điều khiển được phương tiện trong tư thế nằm như trong hình. Tay trái tăng giảm số, tay phải điều khiển tốc độ qua kiểm soát mức tiêu hao nhiên liệu. Bụng được bố trí nằm dài trên yên xe thay cho mông đít chai lỳ và 2 chân anh được dùng để trang trí.  Hẳ
XÚC PHẠM NGƯỜI KHÁC TRÊN FACEBOOK, ANH QUÁCH DUY BỊ PHẠT 7,5 TRIỆU ĐỒNG Anh Quách Duy - Một cán bộ văn phòng UBND TP. HCM mới bị xử phạt hành chính vì đăng bài có nội dung vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín cá nhân khác. Sáng nay 24/5/2019, ông Nguyễn Đức Thọ, chánh thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM, xác nhận Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có quyết định xử phạt hành chính đối với ông Quách Duy, sinh năm 1982, hiện là chuyên viên văn phòng UBND TP.HCM. Ông Duy bị xử phạt vì viết bài đăng trên Facebook có nội dụng vu khống, xúc phạm danh dự người khác. Cụ thể, theo Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, lúc 17h38 ngày 9/4/2019, bài viết “Đốt củi” đăng trên Facebook Duy Quách do ông Quách Duy thiết lập, đăng ký sử dụng đã đưa thông tin “Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra vụ giao “đất vàng” giá rẻ liên quan đến Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến và Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiếp nhận hồ sơ, đ

Chủ tịch nước tuyên thệ nhậm chức

Chiều 23-10, sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 tuyên thệ nhậm chức. Chiều 23-10, trước Quốc hội, Trưởng ban Kiểm phiếu Bùi Văn Cường công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước. Theo đó, 99,79% đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2020. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 tuyên thệ nhậm chức. Sau khi, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo nghị quyết bầu Chủ tịch nước, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước. Tiếp đó, Tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức. Ông nói:  Trước cờ đỏ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước, tôi, Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam