Chuyển đến nội dung chính

Việt Nam bị chống phá khi ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ

 

Vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo tiếp tục bị các tổ chức thiếu thiện chí lợi dụng chống phá, ngăn cản Việt Nam đại diện cho ASEAN ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Việt Nam đã chính thức ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 cùng nhiều cam kết, ưu tiên. Việt Nam cũng đã được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ủng hộ là ứng cử viên duy nhất của hiệp hội cho nhiệm kỳ này.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và chuẩn bị bảo vệ Báo cáo quốc gia thực thi Công ước về quyền của người dân tộc thiểu số (CERD), Công ước Chống tra tấn (CAT), triển khai các khuyến nghị UPR chu kỳ III, vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo tiếp tục bị các tổ chức thiếu thiện chí lợi dụng, tiến hành hoạt động chống phá. 

viet nam bi chong pha khi ung cu vao hoi dong nhan quyen lhq hinh anh 1

Thông tin sai lệch, thiếu khách quan về vấn đề dân tộc, tôn giáo

Báo cáo Nhân quyền năm 2021, Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế năm 2021 của Bộ Ngoại giao Mỹ, Báo cáo tình hình tự do tôn giáo của USCIRF năm 2021… cho rằng, có sự phân biệt đối xử của xã hội đối với người dân tộc thiểu số, vu cáo chính quyền hành hung người dân tộc thiểu số theo tôn giáo ở Tây Nguyên và Tây Bắc, bày tỏ quan ngại về việc người dân tộc theo đạo Tin lành ở Tây Nguyên bị hạn chế hoạt động, áp dụng luật pháp không nhất quán dẫn tới nhiều khó khăn trong việc đăng ký với chính quyền cấp tỉnh của các giáo xứ vùng xa và dân tộc thiểu số.

Tại Đối thoại nhân quyền Việt Nam EU (tháng 4/2022), phía EU cho rằng, các quy định trong Luật Tín ngưỡng tôn giáo đang hạn chế việc đăng ký điểm nhóm, sinh hoạt tôn giáo, bày tỏ quan ngại về việc Tin lành của đồng bào DTTS ở Tây Nguyên bị hạn chế hoạt động. Các báo cáo đã đưa ra các thông tin sai lệch, thiếu khách quan khi đánh giá về tình hình nhân quyền Việt Nam.

viet nam bi chong pha khi ung cu vao hoi dong nhan quyen lhq hinh anh 2
Nhiều thông tin sai lệch, thiếu khách quan về vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam

Đáng tiếc là các Báo cáo này sử dụng thông tin của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phản động lưu vong chống phá Việt Nam như như Ủy ban Cứu người vượt biển – BPSOS, “Tin lành người DTTS Tây Nguyên”…

Các tổ chức này đã liên kết với nhiều tổ chức phản động trong nước để cung cấp thông tin xuyên tạc tình hình. Một số phần tử chống đối trong nước tích cực tham gia hội luận trực tuyến do bên ngoài tổ chức, xuyên tạc rằng “chính quyền Việt Nam “cướp đất” của người Khmer, đàn áp người dân tộc… Những báo cáo và những hoạt động chống phá của các tổ chức này đều nhằm mục đích chống Nhà nước Việt Nam, hạ uy tín của Việt Nam…

Một vài tổ chức nhân danh quốc tế về nhân quyền gửi cái gọi là “thư ngỏ” tới các quốc gia thành viên Đại hội đồng LHQ nhằm vận động không bỏ phiếu cho Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Ngăn cản Việt Nam đại diện cho ASEAN ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025

Kể từ năm 2020 đến nay, vấn đề dân chủ, nhân quyền là một trong những hướng trọng tâm được các đối tượng duy trì khai thác để chống Việt Nam nhằm phụ họa, gia tăng hiệu quả cho họạt động tuyên truyền, phá hoại các sự kiện chính trị trọng đại, chủ trương, chính sách đối ngoại, đối nội của Việt Nam… Mục tiêu của họ là phá hoại việc Việt Nam đại diện cho ASEAN ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, vận động để tạo “Phong trào hưởng ứng Luật Magnisky toàn cầu” hướng vào Việt Nam. Đây là dự luật được Quốc hội Mỹ thông qua tháng 12/2012, áp dụng trên quy mô toàn cầu, ủy quyền cho Chính phủ Mỹ xử phạt những người họ coi là vi phạm nhân quyền, đóng băng tài sản của họ và cấm họ vào Mỹ.

viet nam bi chong pha khi ung cu vao hoi dong nhan quyen lhq hinh anh 3
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 do Việt Nam chủ trì năm 2020

Bên cạnh đó, dưới chiêu bài “phản biện, góp ý xây dựng, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ dân chủ, nhân quyền”, các tổ chức phản động lôi kéo, kích động quần chúng đòi tự do dân chủ, nhân quyền theo tiêu chí Mỹ, phương Tây, kêu gọi chính giới Mỹ, phương Tây can thiệp, tác động chính quyền; dung túng, hậu thuẫn cho số chống đối, kêu gọi đưa Việt Nam trở lại “danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo”, trả tự do cho tất cả “tù nhân lương tâm”, đòi sửa đổi, xóa bỏ các điều luật hình sự quy định về tội Xâm phạm an ninh quốc gia.

Các thế lực thù địch cũng tăng cường tác động “từ bên ngoài” như đòi Nhà nước Việt Nam phải đáp ứng ngay tiêu chuẩn về các quyền dân sự, chính trị (tự do lập hội, tự do xuất bản báo chí tư nhân, hoạt động tôn giáo không cần sự quản lý của Nhà nước…) theo tiêu chí phương Tây, gắn dân chủ, nhân quyền với các vấn đề hợp tác phát triển. Đặc biệt, họ đòi dân sự hóa hoạt động quốc phòng, an ninh nhằm thúc đẩy tối đa cái gọi là “xã hội dân sự” theo kiểu phương Tây.

Một số tổ chức phi chính phủ thù địch người Việt Nam và nước ngoài có quy chế quan sát viên tại Hội đồng Kinh tế và xã hội của LHQ (ECOSOC) như Ủy ban bảo vệ quyền con người cho Việt Nam – VCHR, Tổ chức Đảng cấp tiến xuyên quốc gia – TRP … lợi dụng diễn đàn của Hội đồng Nhân quyền LHQ vu cáo Việt nam vi phạm quyền con người; Tăng cường trao giải cho các đối tượng chống đối để tạo dựng “ngọn cờ” chống phá Nhà nước Việt Nam.

Cung cấp thông tin chính thống một cách kịp thời

viet nam bi chong pha khi ung cu vao hoi dong nhan quyen lhq hinh anh 4
Trung tướng Tô Ân Xô- Người phát ngôn Bộ Công an tại một cuộc họp báo cung cấp thông tin cho báo chi. 

Triệt để sử dụng không gian mạng cho các hoạt động chống phá, hiện có gần 500 trang mạng, hội nhóm trên mạng, kênh youtube thường xuyên đăng tải tin, bài viết, video có nội dung xuyên tạc, kích động biểu tình, đòi tự do, dân chủ, nhân quyền.

Thời gian qua, hàng ngàn đối tượng đã bị xử phạt vi phạm hành chính, hàng trăm đối tượng đã bị xử lý hình sự. Cơ quan chức năng cũng đấu tranh phá rã trên 300 hội, nhóm phức tạp liên quan an ninh quốc gia. Lực lượng Công an đã phối hợp triển khai các biện pháp đấu tranh vô hiệu hóa trên 200 cổng thông tin điện tử giả mạo, lấy tên các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và một số ban, bộ, ngành, địa phương… Các cơ quan chức năng ở Việt Nam phối hợp yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet, viễn thông trong nước thực hiện  ngăn chặn trên 4000 trang mạng có nội dung xấu, độc, máy chủ đặt tại nước ngoài; yêu cầu Facebook, Google gỡ bỏ hơn 16.000 bài viết, video, đường dẫn có nội dung xấu độc, vi phạm pháp luật Việt Nam, gỡ bỏ hàng ngàn tin bài có nội dung sai sự thật, chống phá Đảng, Nhà nước, công kích, xuyên tạc…

Tuy nhiên, biện pháp căn bản nhất vẫn là cung cấp thông tin chính thống một cách kịp thời. Những vụ việc được dư luận xã hội quan tâm thì cơ quan chức năng phải nhanh chóng xác minh, tham mưu người phát ngôn phối hợp để công bố thông tin chính thống trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội để định hướng dư luận và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xử lý tổ chức, cá nhân đăng tải thông tin xấu độc, tin giả, sai sự thật…

Ngành chức năng cũng tổ chức hàng trăm lượt tiếp xúc nhân viên các cơ quan ngoại giao, thành viên các tổ chức, đoàn lâm thời, thường trú nước ngoài (nhất là Mỹ, EU) nhằm chủ động cung cấp thông tin chính thống.

Thông qua hoạt động đối ngoại, tiếp xúc với các cơ quan đại diện ngoại giao các nước tại Việt Nam nhằm cung cấp thông tin đầy đủ về tình hình nhân quyền của Việt Nam; nhất là những vấn đề liên quan tự do tôn giáo, tự do báo chí…

viet nam bi chong pha khi ung cu vao hoi dong nhan quyen lhq hinh anh 5
Bỏ phiếu bầu thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ năm 2013.

Năm 2013, Việt Nam lần đầu tiên trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 với số phiếu 184/192, cao nhất trong số các nước thành viên mới (14 thành viên mới). Khi đó, những sáng kiến của Việt Nam trong nhiệm kỳ 2014-2016 được quốc tế đánh giá cao, tiêu biểu như việc Việt Nam phối hợp cùng các quốc gia khác đưa ra: Vấn đề về bảo đảm quyền lao động của người khuyết tật; về bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người lao động trên biển; Nghị quyết về tác động của biến đổi khí hậu với quyền trẻ em; về nâng cao giáo dục trong phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em gái…

 Việc Việt Nam tiếp tục ứng cử là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 là hoàn toàn xứng đáng. ASEAN cũng đã chính thức công nhận Việt Nam là ứng cử viên duy nhất của khối. Đó là minh chứng xác đáng cho những thành tựu và nỗ lực không ngừng của Việt Nam cho một cuộc sống tươi đẹp trên hành tinh xanh./.

Thành Quang/VOV.VN

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG CỖ MÁY GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐƯỜNG PHỐ Nhìn chiếc xe máy được gắn với một chiếc xích lô chở những tấm tôn lợp mái sắc như dao thái phở chợ Phùng Khoang, lao như máy chém Ngô Đình Diệm trên đường hẳn các bạn sẽ ngạc nhiên và sợ vãi c**. Ngạc nhiên về sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, bởi nếu không buông lỏng quản lý thì làm sao một phương tiện giết người nhân danh cái nghèo cái khổ lại có thể băng băng trên đường? Các anh chi cũng sẽ ngạc nhiên về sự sáng tạo và sự liều lĩnh của gã lái xe. Sao mà không ngạc nhiên khi mà người nghèo lại có thể tích hợp được một chiếc Dream thần thánh với một chiếc xích lô phiên bản Khang Hy vào thành một cỗ máy vận tải. Sao mà không ngạc nhiên khi mà người ta lại có thể điều khiển được phương tiện trong tư thế nằm như trong hình. Tay trái tăng giảm số, tay phải điều khiển tốc độ qua kiểm soát mức tiêu hao nhiên liệu. Bụng được bố trí nằm dài trên yên xe thay cho mông đít chai lỳ và 2 chân anh được dùng để trang trí.  Hẳ
XÚC PHẠM NGƯỜI KHÁC TRÊN FACEBOOK, ANH QUÁCH DUY BỊ PHẠT 7,5 TRIỆU ĐỒNG Anh Quách Duy - Một cán bộ văn phòng UBND TP. HCM mới bị xử phạt hành chính vì đăng bài có nội dung vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín cá nhân khác. Sáng nay 24/5/2019, ông Nguyễn Đức Thọ, chánh thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM, xác nhận Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có quyết định xử phạt hành chính đối với ông Quách Duy, sinh năm 1982, hiện là chuyên viên văn phòng UBND TP.HCM. Ông Duy bị xử phạt vì viết bài đăng trên Facebook có nội dụng vu khống, xúc phạm danh dự người khác. Cụ thể, theo Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, lúc 17h38 ngày 9/4/2019, bài viết “Đốt củi” đăng trên Facebook Duy Quách do ông Quách Duy thiết lập, đăng ký sử dụng đã đưa thông tin “Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra vụ giao “đất vàng” giá rẻ liên quan đến Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến và Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiếp nhận hồ sơ, đ

Chủ tịch nước tuyên thệ nhậm chức

Chiều 23-10, sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 tuyên thệ nhậm chức. Chiều 23-10, trước Quốc hội, Trưởng ban Kiểm phiếu Bùi Văn Cường công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước. Theo đó, 99,79% đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2020. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 tuyên thệ nhậm chức. Sau khi, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo nghị quyết bầu Chủ tịch nước, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước. Tiếp đó, Tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức. Ông nói:  Trước cờ đỏ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước, tôi, Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam