Chuyển đến nội dung chính

Tri thức hóa nông dân, làm giàu từ nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới hiện đại

 Thủ tướng đề nghị, đối thoại với nông dân trên tinh thần dân chủ, thẳng thắn, đổi mới, chân thành, tin cậy, trách nhiệm để xử lý các vấn đề, bảo đảm hiệu quả. Những vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải xử lý, giải quyết…

Mở đầu Hội nghị đối thoại với nông dân sáng 29/5 tại TP Sơn La (tỉnh Sơn La), Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu phải tiếp tục đổi mới công nghệ; đa dạng hóa chuỗi cung ứng, không phụ thuộc vào một thị trường nhất định; kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa công nghiệp với nông nghiệp, công nghiệp hóa nông nghiệp; kết nối các chuỗi giá trị, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, thích ứng biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí metal trong nông nghiệp…

Nổi lên tình trạng phân lô, bán nền đất nông nghiệp

Đặt câu hỏi gửi đến Thủ tướng, nông dân Hoàng Đình Quê (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) nêu vấn đề: “Thời gian qua, giá đất tại nhiều nơi tăng nóng, dẫn tới hiện tượng bà con nông dân cũng tham gia buôn bán đất đai. Việc tăng giá đất dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt cho sản xuất nông nghiệp và ANTT ở nhiều địa phương. Thủ tướng và Chính phủ có các giải pháp gì nhằm kiểm soát giá đất, giám sát việc buôn bán, chuyển nhượng đất đai đúng các quy định của pháp luật?”.

nong  dan -0
Đây là lần thứ 4, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam được tổ chức và là hội nghị đầu tiên trong nhiệm kỳ Chính phủ mới. 

Đối thoại với nông dân, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định: Với vấn đề đất đai, vừa phải có giải pháp xử lý các vấn đề tình thế, vừa phải có giải pháp lâu dài. Đất đai là nguồn lực rất lớn phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và sinh kế, đời sống người dân, chúng ta đang tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách để phát huy tốt nhất nguồn lực này, hạn chế thấp nhất các sai phạm, tiêu cực, tham nhũng…

Trung tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an thừa nhận, thời gian qua nổi lên tình trạng phân lô, bán nền đối với đất nông nghiệp, đất quy hoạch, trồng cây lâu năm, tập trung ở các tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh. Thực trạng này gây nên nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư, người mua đất, cản trở các nhà đầu tư, ảnh hưởng tới an ninh trật tự xã hội.

nong  dan -0
Trung tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an (trái) trả lời nông dân.

Trung tướng Lê Quốc Hùng chỉ rõ: “Chủ đầu tư đã rao bán khi chưa có quy hoạch cụ thể. Hoặc đối với đất đã quy hoạch thì tự ý xây dựng hạ tầng sau đó phân lô bán nền trái pháp luật, đặc biệt là mua bán trên các sàn thương mại trái phép, gây hậu quả nghiêm trọng”.

Về giải pháp cho vấn đề này, theo Thứ trưởng Lê Quốc Hùng, Bộ Công an đã tham mưu cho Chính phủ trực tiếp chỉ đạo các cấp, ngành thường xuyên cập nhật thủ đoạn của các nhóm “xã hội đen”, giang hồ liên kết với nhau, vẽ ra các dự án “ma” để lừa đảo người dân; chỉ đạo Công an các địa phương tham mưu cho chính quyền các cấp giải quyết ngay từ đầu, từ sớm, từ xa, hạn chế tập trung đông người khiếu kiện về đất đai.

Khó vay vốn, “tín dụng đen” vẫn tồn tại

Tại Hội nghị, nông dân Trần Thị Thanh Thoan (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) cho biết, bà con vẫn khó tiếp cận vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi, khiến nạn “tín dụng đen” vẫn còn đất để tồn tại. Chị Thoan đặt câu hỏi: “Chính phủ sẽ có giải pháp gì mạnh mẽ hơn nữa để ngăn chặn và đẩy lùi nạn “tín dụng đen” ở nông thôn?”.

Trả lời câu hỏi, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, năm 2017, NHNN đi khảo sát thực tế và thấy được rất nhiều câu chuyện đau lòng về tín dụng đen. Từ đó, ngành Ngân hàng cũng nhận thấy trách nhiệm của mình trong vấn đề này, nếu như làm tốt cung ứng vốn sẽ hạn chế được tín dụng đen. Cũng từ năm đó (2017), NHNN có nhiều chính sách để hạn chế tín dụng đen. 

nong  dan -0
Nông dân Trần Thị Thanh Thoan đặt câu hỏi về vốn tín dụng, đẩy lùi “tín dụng đen”.

Kết quả cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay tiêu dùng với dư nợ đến cuối tháng 4/2022 đạt trên 2,26 triệu tỷ đồng, chiếm trên 20% dư nợ nền kinh tế, tăng 8,93% so với cuối năm 2021. So với năm 2017, “tín dụng đen” theo đánh giá sơ bộ giữa NHNN và Bộ Công an đã giảm hơn 1 nửa, những sự việc đau lòng cũng hạn chế.

Trong thời gian tới, ông Tú cho biết, NHNN sẽ tiếp tục mở rộng hơn tín dụng chính thức. “Năm 2019, chúng tôi cùng Bộ Công an đi khảo sát ở Hòa Bình, những nơi vùng sâu vùng xa nhận ra hai vấn đề. Muốn hạn chế “tín dụng đen”, tăng cường tín dụng chính thức, thì phải để người dân hiểu, vay vốn chính thức ngân hàng không khó khăn như nhiều người nói, và không ngại đến ngân hàng. Ngoài ra, cần kết hợp với chính quyền cơ sở quản lý người dân, nắm được nhân thân, cũng như mục đích vay vốn chính đáng chứ không phải vay vốn để lô đề cờ bạc”, ông Tú chỉ rõ.

Làm rõ thêm vấn đề nông dân Trần Thị Thanh Thoan nêu ra, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ngân hàng nghiên cứu thêm về vấn đề này; chính quyền địa phương phối hợp với ngân hàng trong việc thẩm định các hồ sơ vay vốn tín chấp; các hộ nông dân cũng phải có dự án, rõ ràng, khả thi, hiệu quả thì ngân hàng sẽ chia sẻ nhiều hơn.

Thủ tướng cho rằng, việc chống “tín dụng đen” phải có sự vào cuộc của các cấp chính quyền, người dân và cơ quan chức năng. Bộ Công an phối hợp với NHNN nghiên cứu việc sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để hỗ trợ thẩm định hồ sơ vay vốn, đánh giá các thông tin cơ bản của người vay, giúp người dân có thể vay vốn ngân hàng thuận tiện hơn, hạn chế tín dụng đen.

Nâng cao trình  độ theo hướng “tri thức hóa nông dân”

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, các nội dung của cuộc đối thoại xoay quanh 10 vấn đề: Tiêu thụ hàng hóa nông sản; liên kết nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông; chuyển đổi số; nâng cao khả năng cạnh tranh; vấn đề xuất khẩu tiểu ngạch; sản xuất theo tín hiệu thị trường; góp cổ phần bằng quyền sử dụng đất; phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; làm chủ đầu vào giống, vật tư nông nghiệp; việc làm ở khu vực nông nghiệp.

Với chủ đề “Tiếp sức, hỗ trợ nông dân, thực hiện tầm nhìn phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững”, Hội nghị là cơ hội cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con nông dân; trao đổi về những khó khăn, vướng mắc, thách thức và các kiến nghị, giải pháp.

nong  dan -0
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị.

Thủ tướng đánh giá cao tinh thần dân chủ, thẳng thắn, tâm huyết, trách nhiệm, cởi mở của các đại diện nông dân, các chuyên gia, các doanh nghiệp và quý vị đại biểu, đặc biệt là những vấn đề thảo luận rất trúng và thiết thực đối với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân.

“Đóng góp của lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và của nông dân vào thành tựu chung của đất nước là rất quan trọng và to lớn; khẳng định được vai trò và vị trí, góp phần làm vững chắc thêm nền tảng cho đất nước phát triển nhanh và bền vững”, Thủ tướng phát biểu.

Bên cạnh những thành tựu, sản xuất nông nghiệp còn chủ yếu dựa vào nông hộ nhỏ; chất lượng, hiệu quả, năng suất chưa cao; công nghiệp chế biến phát triển chậm… 

Thủ tướng yêu cầu, cần tiếp tục nhận thức đúng về vị trí, vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Phát huy sức mạnh, vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải gắn liền với sự phát triển khu vực nông thôn và nâng cao trình độ của người nông dân. Mục tiêu là phát triển nông nghiệp sinh thái, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Thủ tướng nhấn mạnh, cần phải nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ của người nông dân, nhất là trình độ theo hướng “tri thức hóa nông dân” để làm chủ công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và có thể làm giàu từ nông nghiệp.

Phát triển nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, xây dựng thương hiệu, gắn với chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong nước và quốc tế.

Xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa, phát triển công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; có giải pháp giảm nhanh tỷ lệ nghèo ở khu vực nông thôn. Tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển, các dịch vụ cơ bản.

Ngọc Yến

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG CỖ MÁY GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐƯỜNG PHỐ Nhìn chiếc xe máy được gắn với một chiếc xích lô chở những tấm tôn lợp mái sắc như dao thái phở chợ Phùng Khoang, lao như máy chém Ngô Đình Diệm trên đường hẳn các bạn sẽ ngạc nhiên và sợ vãi c**. Ngạc nhiên về sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, bởi nếu không buông lỏng quản lý thì làm sao một phương tiện giết người nhân danh cái nghèo cái khổ lại có thể băng băng trên đường? Các anh chi cũng sẽ ngạc nhiên về sự sáng tạo và sự liều lĩnh của gã lái xe. Sao mà không ngạc nhiên khi mà người nghèo lại có thể tích hợp được một chiếc Dream thần thánh với một chiếc xích lô phiên bản Khang Hy vào thành một cỗ máy vận tải. Sao mà không ngạc nhiên khi mà người ta lại có thể điều khiển được phương tiện trong tư thế nằm như trong hình. Tay trái tăng giảm số, tay phải điều khiển tốc độ qua kiểm soát mức tiêu hao nhiên liệu. Bụng được bố trí nằm dài trên yên xe thay cho mông đít chai lỳ và 2 chân anh được dùng để trang trí.  Hẳ
XÚC PHẠM NGƯỜI KHÁC TRÊN FACEBOOK, ANH QUÁCH DUY BỊ PHẠT 7,5 TRIỆU ĐỒNG Anh Quách Duy - Một cán bộ văn phòng UBND TP. HCM mới bị xử phạt hành chính vì đăng bài có nội dung vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín cá nhân khác. Sáng nay 24/5/2019, ông Nguyễn Đức Thọ, chánh thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM, xác nhận Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có quyết định xử phạt hành chính đối với ông Quách Duy, sinh năm 1982, hiện là chuyên viên văn phòng UBND TP.HCM. Ông Duy bị xử phạt vì viết bài đăng trên Facebook có nội dụng vu khống, xúc phạm danh dự người khác. Cụ thể, theo Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, lúc 17h38 ngày 9/4/2019, bài viết “Đốt củi” đăng trên Facebook Duy Quách do ông Quách Duy thiết lập, đăng ký sử dụng đã đưa thông tin “Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra vụ giao “đất vàng” giá rẻ liên quan đến Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến và Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiếp nhận hồ sơ, đ

Chủ tịch nước tuyên thệ nhậm chức

Chiều 23-10, sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 tuyên thệ nhậm chức. Chiều 23-10, trước Quốc hội, Trưởng ban Kiểm phiếu Bùi Văn Cường công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước. Theo đó, 99,79% đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2020. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 tuyên thệ nhậm chức. Sau khi, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo nghị quyết bầu Chủ tịch nước, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước. Tiếp đó, Tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức. Ông nói:  Trước cờ đỏ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước, tôi, Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam