Chuyển đến nội dung chính

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng trước “cơn gió ngược”

 Trong bối cảnh xuất hiện những thách thức mới khi tình hình địa chính trị thế giới không ngừng biến động, truyền thông quốc tế đánh giá kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục phục hồi theo hướng tích cực.

Triển vọng khả quan

Một báo cáo đăng trên website chính thức của Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) có trụ sở tại Singapore đánh giá, kinh tế Việt Nam đã khởi sắc mạnh mẽ từ đầu năm 2022 nhờ chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 rộng khắp, nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ đối với sản phẩm sản xuất của nước này, động lực từ nhu cầu nội địa và các dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bền bỉ.

“Nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 6,3% vào năm 2022 và 6,5% vào năm 2023. Lạm phát sẽ được kiềm chế”, Tiến sĩ Sanjay Kalra, chuyên gia kinh tế tại AMRO cho hay.

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng trước “cơn gió ngược”
   Kinh tế Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Ảnh minh họa. Ảnh: Bloomberg

Theo AMRO, tình hình lây lan của đại dịch Covid-19 do biến thể Omicron gây ra tại Việt Nam đã giảm mạnh từ tháng 4-2022. Quốc gia Đông Nam Á này đã nới lỏng các hạn chế biên giới cũng như những biện pháp kiểm soát dịch trong nước.

Lạm phát giá tiêu dùng của Việt Nam dự kiến vẫn được kiềm chế dưới 3,5% trong năm nay, khi các cơ quan chức năng lên kế hoạch sử dụng quỹ bình ổn giá dầu và điều hành giá để bù đắp cho áp lực phát sinh từ những diễn biến về giá năng lượng toàn cầu.

Thậm chí, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) còn đưa ra nhận định lạc quan hơn. Trong Báo cáo triển vọng phát triển châu Á 2022, ADB nhấn mạnh kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi ở mức 6,5% trong năm 2022 và tăng trưởng mạnh mẽ hơn ở mức 6,7% trong năm sau.

Báo cáo này cũng chỉ ra đó là nhờ tỷ lệ tiêm chủng vaccine Covid-19 cao, đẩy mạnh thương mại, cũng như tiếp tục thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng. Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam Andrew Jeffries khẳng định, sự thay đổi kịp thời trong chiến lược ngăn chặn đại dịch của Chính phủ Việt Nam đã giúp khôi phục các hoạt động kinh tế và giảm bớt những “nút thắt” trong môi trường kinh doanh.   

Mới đây, S&P Global Ratings đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+ (từ mức BB), triển vọng “Ổn định”. Đặc biệt, triển vọng “Ổn định” thể hiện dự báo của tổ chức này trong vòng 12-24 tháng tới, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi, vượt qua các khó khăn và thách thức do dịch bệnh.

Trong khi đó, trang tin HK01 ở Hồng Công (Trung Quốc) cho rằng, dù phải chịu những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch nhưng từ cuối năm ngoái, kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi, thương mại xuất khẩu đạt kết quả vượt bậc. HK01 trích dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong quý I vừa qua đạt khoảng 35 tỷ USD, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm trước.

Những trở ngại mới

Trong một bài viết, Nhật báo kinh tế của Trung Quốc nêu rõ, dù đang dần phục hồi, kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với “cơn gió ngược” mới phát sinh từ bên ngoài, như toàn cầu hóa kinh tế gặp khó khăn, xuất hiện xu hướng phát triển khu vực hóa, lạm phát gia tăng, xung đột Nga-Ukraine…

Bài viết lý giải, cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu khiến nguồn cung nguyên liệu và linh kiện sản xuất tại Việt Nam ít nhiều bị gián đoạn. Bên cạnh đó, tình trạng ùn tắc thông quan hàng hóa tương đối nghiêm trọng và giá thành vận tải tăng cao khiến doanh nghiệp đối mặt với áp lực lớn, mặc dù họ đã chủ động đa dạng hóa các kênh vận chuyển.

Ngoài ra, việc Mỹ và phương Tây áp đặt nhiều lệnh trừng phạt hà khắc đối với Nga cũng gây ra tác động nhất định đến kinh tế Việt Nam. 

Cùng chung nhận định trên, chuyên trang Vietnam Briefing của Tập đoàn Dezan Shira & Associates có trụ sở tại Hồng Công còn đề cập tới tình trạng thiếu lao động ở nhiều khu công nghiệp tại một số thời điểm. Riêng trong quý I-2022, hơn 441.000 công nhân được bổ sung vào lực lượng lao động của Việt Nam nhưng số lượng đó vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà máy.

Nhiều công ty đã báo cáo rằng, trong khi đơn đặt hàng tăng lên, việc tuyển dụng nhân sự là một thách thức cản trở hoạt động sản xuất của họ. Tuy nhiên, Vietnam Briefing khẳng định doanh nghiệp nước ngoài vẫn tiếp tục tin tưởng môi trường đầu tư của Việt Nam, được thể hiện qua việc chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) trong quý trước của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tăng lên 73, mức cao nhất kể từ sau đợt bùng phát đại dịch lần thứ tư.

VĂN HIẾU

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG CỖ MÁY GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐƯỜNG PHỐ Nhìn chiếc xe máy được gắn với một chiếc xích lô chở những tấm tôn lợp mái sắc như dao thái phở chợ Phùng Khoang, lao như máy chém Ngô Đình Diệm trên đường hẳn các bạn sẽ ngạc nhiên và sợ vãi c**. Ngạc nhiên về sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, bởi nếu không buông lỏng quản lý thì làm sao một phương tiện giết người nhân danh cái nghèo cái khổ lại có thể băng băng trên đường? Các anh chi cũng sẽ ngạc nhiên về sự sáng tạo và sự liều lĩnh của gã lái xe. Sao mà không ngạc nhiên khi mà người nghèo lại có thể tích hợp được một chiếc Dream thần thánh với một chiếc xích lô phiên bản Khang Hy vào thành một cỗ máy vận tải. Sao mà không ngạc nhiên khi mà người ta lại có thể điều khiển được phương tiện trong tư thế nằm như trong hình. Tay trái tăng giảm số, tay phải điều khiển tốc độ qua kiểm soát mức tiêu hao nhiên liệu. Bụng được bố trí nằm dài trên yên xe thay cho mông đít chai lỳ và 2 chân anh được dùng để trang trí.  Hẳ
XÚC PHẠM NGƯỜI KHÁC TRÊN FACEBOOK, ANH QUÁCH DUY BỊ PHẠT 7,5 TRIỆU ĐỒNG Anh Quách Duy - Một cán bộ văn phòng UBND TP. HCM mới bị xử phạt hành chính vì đăng bài có nội dung vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín cá nhân khác. Sáng nay 24/5/2019, ông Nguyễn Đức Thọ, chánh thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM, xác nhận Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có quyết định xử phạt hành chính đối với ông Quách Duy, sinh năm 1982, hiện là chuyên viên văn phòng UBND TP.HCM. Ông Duy bị xử phạt vì viết bài đăng trên Facebook có nội dụng vu khống, xúc phạm danh dự người khác. Cụ thể, theo Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, lúc 17h38 ngày 9/4/2019, bài viết “Đốt củi” đăng trên Facebook Duy Quách do ông Quách Duy thiết lập, đăng ký sử dụng đã đưa thông tin “Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra vụ giao “đất vàng” giá rẻ liên quan đến Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến và Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiếp nhận hồ sơ, đ

Chủ tịch nước tuyên thệ nhậm chức

Chiều 23-10, sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 tuyên thệ nhậm chức. Chiều 23-10, trước Quốc hội, Trưởng ban Kiểm phiếu Bùi Văn Cường công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước. Theo đó, 99,79% đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2020. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 tuyên thệ nhậm chức. Sau khi, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo nghị quyết bầu Chủ tịch nước, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước. Tiếp đó, Tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức. Ông nói:  Trước cờ đỏ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước, tôi, Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam