Chuyển đến nội dung chính

Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Người con ưu tú của quê hương “hai giỏi”

 Suốt cuộc đời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn gần gũi, tôn trọng nhân dân, dựa vào nhân dân, đứng trong hàng ngũ của nhân dân lao động. Chính vì vậy mà Đại tướng thấu hiểu lòng dân. Nhân dân cũng từ đó mà tin yêu Đại tướng.

Năm nay, tròn 110 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Lễ kỷ niệm sự kiện này sẽ được tổ chức với quy mô cấp quốc gia tại tỉnh Quảng Bình trong 2 ngày 21 và 22/12. 

Quảng Binh là quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – nơi ông đã để lại những tình cảm sâu nặng. Dù ông đã đi xa nhưng các tầng lớp nhân dân tỉnh Quảng Bình luôn nhớ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị Anh hùng dân tộc, vị Tướng của Nhân dân, người con ưu tú của quê hương “hai giỏi”.

Hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong căn nhà lưu niệm ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 

Quê hương Quảng Bình là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sinh thời, Đại tướng luôn có những lời dặn dò chân tình, sâu sắc, lắng đọng trong lòng nhân dân, cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Những năm 1980, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, những lần về thăm quê, Đại tướng luôn dành nhiều thời gian gặp gỡ, động viên mọi người vượt khó.

Năm 1998, Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm Quảng Bình khi tuổi đã cao. Lúc đó ông Đinh Minh Thử (68 tuổi), ở phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới đang là Bí thư Huyện ủy Minh Hóa vinh dự được đón Đại tướng. Ông Đinh Minh Thử nhớ mãi lời căn dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, muốn ổn định tình hình trước hết phải chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, chăm lo gia đình chính sách, gia đình neo đơn.

“Đại tướng vô cùng khiêm nhường, khiêm tốn, đúng với mục tiêu Đại tướng luôn nghĩ đến đó là “Dĩ công vi thượng”, nghĩ cái chung trên hết. Ông căn dặn bây giờ hòa bình, thống nhất rồi thì trách nhiệm của Đảng bộ, Chính quyền phải làm thế nào để quan tâm đến đồng bào, để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, chăm lo sức khỏe cho nhân dân”, ông Thử nhớ lại.

Quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp bình yên bên dòng Kiến Giang.

Suốt cuộc đời mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp sống mẫu mực, hết lòng, hết sức phụng sự nhân dân. Những lần về thăm quê hương, ông thường căn dặn Đảng bộ, chính quyền địa phương rằng, “có độc lập tự do mà chưa có ấm no, hạnh phúc cho nhân dân thì độc lập, tự do còn có ý nghĩa gì. Cho nên, chúng ta phải phấn đấu, phấn đấu nhiều hơn nữa để mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân”. Những người từng chiến đấu, làm việc cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn nhớ mãi những kỷ niệm sâu sắc về Đại tướng. Những quyết định táo bạo, sáng suốt của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp góp phần làm nên lịch sử. Thế nhưng, Đại tướng không nói về công lao của bản thân, không bao giờ nghĩ cho riêng mình. Với ông, công lao đó thuộc về Nhân dân, về những cán bộ, chiến sĩ đã xông pha lửa đạn, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Bộ Tư lệnh Quân khu 4 cho biết, câu nói của Đại tướng “Tôi sống ngày nào là vì đất nước ngày đó” cho chúng ta thấy nhiệt huyết cách mạng, lòng yêu nước, thương dân trong con người của Đại tướng luôn rực cháy cho đến tận những phút giây cuối cùng của cuộc đời.

“Đại tướng đã đem hết tâm trí, sức lực để hoàn thành tốt nhất công việc mà Đảng, nhân dân và quân đội giao phó. Nhưng khi nhắc đến chiến công, Đại tướng không bao giờ nói về công lao, dấu ấn của riêng mình mà luôn nhắc đến vai trò lãnh đạo đúng đắn của Đảng, của Bác Hồ, của Quân ủy Trung ương và vai trò to lớn của quần chúng nhân dân, của bộ đội. Cuộc đời hoạt động cách mạng và những cống hiến to lớn của Đại tướng luôn vì đất nước, vì nhân dân”, Trung tướng Trần Võ Dũng nhấn mạnh.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một lần về thăm quê hương tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. (ảnh tư liệu)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một lần về thăm quê hương tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. (ảnh tư liệu)

Năm 1999, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở về thăm quê, đi thăm một số đơn vị, địa phương trong tỉnh Quảng Bình. Về quê lần này, tuổi đã cao nhưng Đại tướng vẫn nhớ rõ từng người, hỏi thăm nhiều chuyện cụ thể. Đại tướng hỏi cặn kẽ cuộc sống người dân vùng cát hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, đây là những vùng khó khăn nhất từ xưa. Trong chuyến về thăm quê hương lần cuối cùng vào tháng 11/2004, cán bộ và Nhân dân tỉnh Quảng Bình mãi mãi không quên lời nói của Đại tướng: “Dù ở xa nhưng trái tim tôi vẫn hướng về quê hương, có khá đầy đủ thông tin về Quảng Bình. Tỉnh nhà có những việc làm tốt, tôi vui, nhưng cũng buồn khi tỉnh nhà có những chuyện chưa hay…”.

Theo ông Cao Văn Định, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn dành những tình cảm sâu nặng và không nguôi nỗi nhớ quê nhà. Những kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, Đại tướng đều gửi Thư chúc mừng cùng những lời động viên ân cần và chỉ dạy sâu sắc. Ông Cao Văn Định cho biết, những lời căn dặn của Đại tướng với quê hương luôn đề cao tinh thần đoàn kết, nhất trí trong toàn Đảng bộ và Nhân dân, chăm lo đời sống cho bà con.

Cán bộ, lực lượng vũ trang và nhân dân dâng hương viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

“Với quê hương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn dành cho Quảng Bình tình cảm sâu nặng. Sự cổ vũ động viên to lớn, chỉ dẫn ân cần, toàn diện trên tất cả các mặt công tác từ phát kinh tế xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể. Đại tướng luôn mong muốn quê hương Quảng Bình một thời nổi danh “Hai giỏi” sẽ mãi vươn lên”, ông Định chia sẻ.

Với 103 tuổi đời, hơn 70 tuổi Đảng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có những cống hiến to lớn, đặc biệt xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn hướng về đất nước và Nhân dân: “Văn lo việc nước, Văn thành Võ / Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn”./.

 Theo kế hoạch, lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp dự tính tổ chức vào ngày 25/8 (đúng ngày sinh của Đại tướng). Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ đạo lùi thời gian tổ chức.

Thanh Hiếu/VOV-Miền Trung

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG CỖ MÁY GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐƯỜNG PHỐ Nhìn chiếc xe máy được gắn với một chiếc xích lô chở những tấm tôn lợp mái sắc như dao thái phở chợ Phùng Khoang, lao như máy chém Ngô Đình Diệm trên đường hẳn các bạn sẽ ngạc nhiên và sợ vãi c**. Ngạc nhiên về sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, bởi nếu không buông lỏng quản lý thì làm sao một phương tiện giết người nhân danh cái nghèo cái khổ lại có thể băng băng trên đường? Các anh chi cũng sẽ ngạc nhiên về sự sáng tạo và sự liều lĩnh của gã lái xe. Sao mà không ngạc nhiên khi mà người nghèo lại có thể tích hợp được một chiếc Dream thần thánh với một chiếc xích lô phiên bản Khang Hy vào thành một cỗ máy vận tải. Sao mà không ngạc nhiên khi mà người ta lại có thể điều khiển được phương tiện trong tư thế nằm như trong hình. Tay trái tăng giảm số, tay phải điều khiển tốc độ qua kiểm soát mức tiêu hao nhiên liệu. Bụng được bố trí nằm dài trên yên xe thay cho mông đít chai lỳ và 2 chân anh được dùng để trang trí.  ...
XÚC PHẠM NGƯỜI KHÁC TRÊN FACEBOOK, ANH QUÁCH DUY BỊ PHẠT 7,5 TRIỆU ĐỒNG Anh Quách Duy - Một cán bộ văn phòng UBND TP. HCM mới bị xử phạt hành chính vì đăng bài có nội dung vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín cá nhân khác. Sáng nay 24/5/2019, ông Nguyễn Đức Thọ, chánh thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM, xác nhận Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có quyết định xử phạt hành chính đối với ông Quách Duy, sinh năm 1982, hiện là chuyên viên văn phòng UBND TP.HCM. Ông Duy bị xử phạt vì viết bài đăng trên Facebook có nội dụng vu khống, xúc phạm danh dự người khác. Cụ thể, theo Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, lúc 17h38 ngày 9/4/2019, bài viết “Đốt củi” đăng trên Facebook Duy Quách do ông Quách Duy thiết lập, đăng ký sử dụng đã đưa thông tin “Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra vụ giao “đất vàng” giá rẻ liên quan đến Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến và Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiếp nhận hồ sơ, đ...
  ĐỪNG ĐỂ VĂN HOÁ NƯỚC NHÀ LÂM NGUY TRƯỚC CÁC LÀN SÓNG SÙNG NGOẠI, LAI CĂNG Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó có Việt Nam, là nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ dễ bị choáng ngợp, thậm chí bị “mù màu” trước các làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập, từ đó thiếu tỉnh táo suy xét, nhận biết, phân biệt đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn và bị hòa lẫn vào cái ma trận văn hóa mà người ta gọi là sùng ngoại, lai căng. Hình thức lai căng, nội dung nhảm nhí, lệch lạc Sùng ngoại là thái độ sùng bái mù quáng vào yếu tố ngoại lai. Còn lai căng được hiểu là pha trộn nhiều thứ có tính chất lai tạp, lố lăng. Thông thường sùng ngoại đi liền với lai căng như hình với bóng, tác động tương hỗ cho nhau và là con đường ngắn nhất dẫn đến bào mòn bản sắc, phai nhạt giá trị truyền thống tốt đẹp và dần đánh mất mã gene văn hóa của ông cha chảy trong huyết...