Chuyển đến nội dung chính

Vì sao TPHCM tiêm vaccine nhiều song số tử vong vẫn tăng?

 TPHCM đạt tỷ lệ bao phủ vaccine Covid-19 cao, tuy nhiên gần đây số tử vong có xu hướng tăng trở lại. Theo báo cáo, hơn một nửa các trường hợp này chưa tiêm vaccine hoặc có yếu tố nguy cơ rất cao.

Đến chiều 26/11, Việt Nam ghi nhận hơn 24.000 ca tử vong, chiếm tỷ lệ 2,1% so với tổng số ca nhiễm, cao hơn trung bình của thế giới là 0,1%. Tử vong chủ yếu tập trung ở đợt 4, trong khi 3 đợt đầu chỉ có 35 ca tử vong trong tổng số gần 3.500 ca mắc (chỉ khoảng 1%). 

Theo thống kê, tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 18 tuổi chiếm 0,3%, người trên 65 tuổi là 47,5%. Trong đó, tử vong chủ yếu tại TPHCM (gần 73%), Bình Dương (gần 11%), Đồng Nai (khoảng 3%), Long An (2,4%), Tiền Giang (2%)…

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, trong đợt bùng phát dịch thứ 4, Bộ Y tế đã có nhiều thay đổi trong chiến lược điều trị, cũng như đưa thêm nhiều thuốc mới. Nhờ đó, tỷ lệ tử vong đã giảm có lúc giảm dưới 3 con số, có những ngày chỉ khoảng 57-58 ca trên toàn quốc. Tuy nhiên, gần đây, tỷ lệ mắc ở một số địa phương có xu hướng tăng, đặc biệt là tỷ lệ tử vong ở một số nơi trong đó có TPHCM cũng tăng lên. 

Vì sao TPHCM tiêm vaccine nhiều song số tử vong vẫn tăng? - 1
Ảnh minh họa: Hữu Khoa.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 138 ca/ngày. Hiện nay cả nước còn khoảng 200.000 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, giám sát, trong đó có hơn 5.500 trường hợp nặng. 

“Tính trên cả nước đến nay đã 2-3 ngày số tử vong vượt 3 con số, tức là trên 100 ca tử vong ngày. Đây là điểm chúng tôi cũng đang hết sức lưu ý. Với các trường hợp tử vong, chúng tôi cũng đang phân tích nguyên nhân”, Thứ trưởng Sơn nói. 

Theo báo cáo của TPHCM, trên 50% những trường hợp tử vong là những người chưa được tiêm vaccine, hoặc là đối tượng có yếu tố nguy cơ rất cao.

Thứ trưởng Sơn cho rằng số ca tử vong tăng trở lại tại TPHCM gần đây không phải do rút bớt các trung tâm hồi sức. Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị hỗ trợ khi rút khỏi TPHCM phải có lịch trình bàn giao với 3 điều kiện. Thứ nhất là phải có kế hoạch bàn giao “êm ả”, không tạo tình trạng sốc với đơn vị điều trị. Thứ hai, công tác đào tạo phải được thực hiện trước khi rút lực lượng hỗ trợ về. Thứ 3 là không ấn định thời gian cố định mà đề nghị khi nào địa phương còn cần thì các đơn vị hỗ trợ vẫn ở lại. 

Thời gian qua, TPHCM đã hết sức chủ động tăng cường các đơn vị hồi sức. Tỷ lệ tử vong tăng không phải do thiếu nguồn lực, thiếu trang thiết bị mà ảnh hưởng đến công tác điều trị. 

“TPHCM dù đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cao nhưng vẫn có một số lượng người dân chưa chủ động đi tiêm vaccine. Vấn đề ý thức của người dân ở đây là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, còn do một số đối tượng có chống chỉ định tiêm. Chúng ta cần đặc biệt chú ý đối tượng là người trên 50, bệnh lý nền. TPHCM cần chủ động rà soát tiêm cho đối tượng này để hạn chế tử vong”, Thứ trưởng Sơn nói. 

Vấn đề đặt ra là các địa phương cần cố gắng bao phủ vaccine tại cộng đồng, cũng như tiếp tục tăng cường hệ thống y tế. Hệ thống y tế có thể đáp ứng điều trị là một trong những tiêu chí của Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định 4800 của Bộ Y tế. Các tỉnh thành cần tăng cường phát hiện ca mắc càng sớm càng tốt, chủ động đưa gói thuốc từ cơ bản đến gói thuốc diệt virus trong điều trị thí điểm đến với người dân càng sớm càng tốt. 

Để giảm tử vong, theo Thứ trưởng Sơn cần tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế tại y tế cơ sở nhanh nhất, sử dụng thuốc đúng chỉ định sớm nhất. Đây là một trong những biện pháp nền tảng cơ bản. Các trung tâm hồi sức để tiếp nhận bệnh nhân đã đầy đủ trang thiết bị, đặc biệt TPHCM có nguồn nhân lực đầy đủ. TPHCM đã huy động lực lượng quân đội để tham gia theo dõi F0 tại nhà. 

Đồng thời, Bộ cũng đưa một số thuốc mới vào điều trị như thuốc kháng thể kép. Bộ Y tế cũng đang làm việc để đảm bảo cung ứng các thuốc điều trị, thuốc kháng virus sớm nhất để đáp ứng nhu cầu điều trị. 

“Ngành y tế đang theo dõi và thúc đẩy các biện pháp này để làm sao trong thời gian tới chúng ta kiểm soát được số lượng ca mắc cũng như số ca trở nặng, tử vong”, Thứ trưởng Sơn nói. 

Nam Phương

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG CỖ MÁY GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐƯỜNG PHỐ Nhìn chiếc xe máy được gắn với một chiếc xích lô chở những tấm tôn lợp mái sắc như dao thái phở chợ Phùng Khoang, lao như máy chém Ngô Đình Diệm trên đường hẳn các bạn sẽ ngạc nhiên và sợ vãi c**. Ngạc nhiên về sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, bởi nếu không buông lỏng quản lý thì làm sao một phương tiện giết người nhân danh cái nghèo cái khổ lại có thể băng băng trên đường? Các anh chi cũng sẽ ngạc nhiên về sự sáng tạo và sự liều lĩnh của gã lái xe. Sao mà không ngạc nhiên khi mà người nghèo lại có thể tích hợp được một chiếc Dream thần thánh với một chiếc xích lô phiên bản Khang Hy vào thành một cỗ máy vận tải. Sao mà không ngạc nhiên khi mà người ta lại có thể điều khiển được phương tiện trong tư thế nằm như trong hình. Tay trái tăng giảm số, tay phải điều khiển tốc độ qua kiểm soát mức tiêu hao nhiên liệu. Bụng được bố trí nằm dài trên yên xe thay cho mông đít chai lỳ và 2 chân anh được dùng để trang trí.  Hẳ
XÚC PHẠM NGƯỜI KHÁC TRÊN FACEBOOK, ANH QUÁCH DUY BỊ PHẠT 7,5 TRIỆU ĐỒNG Anh Quách Duy - Một cán bộ văn phòng UBND TP. HCM mới bị xử phạt hành chính vì đăng bài có nội dung vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín cá nhân khác. Sáng nay 24/5/2019, ông Nguyễn Đức Thọ, chánh thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM, xác nhận Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có quyết định xử phạt hành chính đối với ông Quách Duy, sinh năm 1982, hiện là chuyên viên văn phòng UBND TP.HCM. Ông Duy bị xử phạt vì viết bài đăng trên Facebook có nội dụng vu khống, xúc phạm danh dự người khác. Cụ thể, theo Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, lúc 17h38 ngày 9/4/2019, bài viết “Đốt củi” đăng trên Facebook Duy Quách do ông Quách Duy thiết lập, đăng ký sử dụng đã đưa thông tin “Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra vụ giao “đất vàng” giá rẻ liên quan đến Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến và Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiếp nhận hồ sơ, đ

Chủ tịch nước tuyên thệ nhậm chức

Chiều 23-10, sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 tuyên thệ nhậm chức. Chiều 23-10, trước Quốc hội, Trưởng ban Kiểm phiếu Bùi Văn Cường công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước. Theo đó, 99,79% đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2020. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 tuyên thệ nhậm chức. Sau khi, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo nghị quyết bầu Chủ tịch nước, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước. Tiếp đó, Tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức. Ông nói:  Trước cờ đỏ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước, tôi, Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam