Chuyển đến nội dung chính

Làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”: Không bôi đen bức tranh kinh tế – xã hội

 Kinh tế-xã hội đất nước đang gặp khó khăn nhất định do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Đó là một thực tế. Nhưng, chúng ta không thể chấp nhận một số người lợi dụng sự khó khăn do dịch bệnh mà bôi đen bức tranh kinh tế-xã hội, từ đó nói xấu Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

Kinh tế khó khăn nhưng không “rơi vào ngõ cụt”

Cuối tháng 9-2021, trong báo cáo tình hình kinh tế-xã hội quý III-2021, Tổng cục Thống kê đã công bố: “Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III-2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay”.

Một số đối tượng bất mãn, đối tượng thù địch vốn luôn hằn học với sự phát triển của đất nước lại thấy vui sướng trước những khó khăn của đất nước. Họ rêu rao trên mạng xã hội, trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài rằng “kinh tế Việt Nam đã đi vào ngõ cụt”, “Việt Nam “toang” rồi”…

Họ không hề nhắc đến nguyên nhân dẫn đến GDP giảm mà Tổng cục Thống kê đưa ra là “do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng, chống dịch bệnh”. Để rồi, họ lại “phân tích nguyên nhân sâu xa” dẫn đến kinh tế Việt Nam giảm sút là “do một đảng lãnh đạo”, do “thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”…

Họ không biết hoặc cố tình không biết rằng, không chỉ Việt Nam mà tất cả các nước, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng kinh tế. Nếu không có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thì Việt Nam không thể có cơ đồ và vị thế như hiện nay. Nếu không vận hành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì chúng ta không thể phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả như thời gian qua. Rất nhiều tổ chức quốc tế đã ghi nhận thành công này của Việt Nam.

Cuối tuần qua, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Kidong Park, Quyền Điều phối viên thường trú và các Trưởng đại diện các tổ chức Liên hợp quốc (LHQ) tại Việt Nam. Ông Kidong Park chúc mừng Việt Nam đã kiểm soát được đợt dịch lần thứ tư với rất nhiều nỗ lực và giải pháp mạnh mẽ, hiệu quả và đang có lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả để vừa chống dịch thành công, vừa phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời, ấn tượng với cách tiếp cận toàn dân trong chống dịch và cách thức điều trị người mắc bệnh của Việt Nam; hoan nghênh Nghị quyết 128 của Chính phủ về phục hồi và thích ứng an toàn đối với đại dịch Covid-19, cho rằng 6 tháng tới là thời điểm hết sức quan trọng để phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội tại Việt Nam. Đại diện các tổ chức của LHQ khẳng định, LHQ sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam phục hồi và phát triển nền kinh tế.

Làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”: Không bôi đen bức tranh kinh tế - xã hội
Dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19, nhưng bức tranh kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều điểm sáng. Ảnh minh họa: vtv.vn

Dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19, nhưng bức tranh kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều điểm sáng. Báo cáo trước Quốc hội tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết: Ước thực hiện cả năm dự kiến Việt Nam sẽ đạt và vượt 8/12 chỉ tiêu chủ yếu đề ra.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng chỉ tăng bình quân 1,82%, cả năm ước tăng dưới mức Quốc hội giao; các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt hơn 80%, cả năm ước vượt dự toán, cơ bản bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh và các nhiệm vụ cấp bách khác; bội chi ngân sách nhà nước trong phạm vi dự toán.

Huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước cả năm đạt khoảng 35% GDP; tỷ giá, thị trường ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại hối nhà nước tiếp tục được củng cố. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; phấn đấu đến cuối năm có khoảng 68% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tăng trưởng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khá; an ninh năng lượng được bảo đảm.

Không thể xuyên tạc công tác an sinh xã hội tại Việt Nam

Tuần qua, báo cáo trước Quốc hội về công tác phòng, chống dịch Covid-19, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh đến những khó khăn trong nước: “Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư ở nhiều địa phương với sự xuất hiện của biến chủng Delta có tốc độ lây lan rất nhanh, nguy hiểm hơn nhiều so với chủng gốc trước đây, lại xâm nhập sâu vào các trung tâm kinh tế, đô thị lớn… buộc chúng ta phải áp dụng nhiều biện pháp phòng, chống dịch chưa có tiền lệ, mạnh mẽ, quyết liệt hơn để thực hiện mục tiêu ưu tiên trước hết, trên hết là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân; từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh, sinh kế và đời sống nhân dân”.

Trước những khó khăn đó, cả hệ thống chính trị của chúng ta đã vào cuộc để bảo đảm an sinh xã hội. Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết: Tính đến ngày 21-9-2021, tổng kinh phí đã hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội là gần 13,8 nghìn tỷ đồng cho gần 17,6 triệu đối tượng, trong đó có 11,4 nghìn tỷ đồng được chi cho 23 tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng nhiều do dịch bệnh; xuất cấp 136.349,6 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho hơn 2,4 triệu hộ gia đình với gần 9,1 triệu nhân khẩu gặp khó khăn do dịch trên địa bàn 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Riêng TP Hồ Chí Minh đã chi hơn 5.446 tỷ đồng (chiếm 40% toàn quốc) hỗ trợ hơn 4,81 triệu đối tượng (chiếm 27,3% toàn quốc) và trao 1,8 triệu túi an sinh xã hội cho người dân…

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội khẳng định: “Chính phủ đã triển khai các biện pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội, tổ chức vận động, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và các nguồn lực xã hội của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cho hoạt động phòng, chống dịch Covid-19. Công tác bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm lương thực, thực phẩm đã được thực hiện kịp thời thông qua việc triển khai các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19”.

Trên thực tế, trong nhiều tháng qua, hàng triệu lượt cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an và dân quân tự vệ đã tận tâm, tận lực chăm lo cho cuộc sống của người dân. Bộ đội làm lán trại tạm để ở, nhường doanh trại khang trang làm nơi ở cho người dân bị cách ly do ảnh hưởng của dịch Covid-19… Thế nhưng, một số đối tượng vẫn cố tình xuyên tạc công tác bảo đảm an sinh xã hội của chúng ta. Chúng tung trên mạng xã hội ảnh người chết ở nước ngoài rồi gán ghép rằng “đó là người chết trên đường phố Việt Nam”, “người chết đói ở Việt Nam”…

Qua đợt dịch lần thứ tư, nhiều trường hợp tử vong do dịch bệnh bùng phát mạnh, đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng chính sách hỗ trợ cho trẻ mồ côi do dịch Covid-19. Thế nhưng, một số đối tượng lại xuyên tạc chính sách nhân đạo này.

Phát biểu ý kiến ở phiên thảo luận tại tổ của Quốc hội ngày 21-10, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, hiện nay cả nước có 2.580 cháu rơi vào tình trạng mồ côi do dịch Covid-19, trong đó có 80 cháu mất cả cha và mẹ. Có một số doanh nghiệp muốn thành lập các cơ sở nuôi dưỡng riêng; một số tổ chức quốc tế thì đăng ký đỡ đầu toàn bộ 80 cháu này.

“Chúng tôi thì không khuyến khích việc này. Chúng tôi muốn các cháu có gia đình. Không còn bố mẹ thì còn ông bà, người thân, không còn người thân thì còn trách nhiệm Nhà nước”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh. Dự kiến Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam sẽ dành tiền mặt hỗ trợ trực tiếp cho các cháu ăn học, sẽ có chính sách đối với các cháu không còn người thân, còn trường hợp đặc biệt sẽ đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam sẽ hỗ trợ 5 triệu đồng cho các cháu còn cha hoặc mẹ. Với các cháu không còn cha lẫn mẹ thì hỗ trợ trực tiếp 20 triệu đồng bằng tiền mặt, bằng sổ tiết kiệm để hỗ trợ cho các cháu ăn học.

Như vậy, chính sách đối với các cháu mồ côi do dịch Covid-19 rất rõ ràng và minh bạch. Điều này trái với ý kiến của một số người đã phát trên mạng xã hội rằng “Chính phủ Việt Nam bỏ rơi các cháu mồ côi do dịch bệnh”, “Việt Nam cản trở việc giúp đỡ các cháu mồ côi do dịch bệnh”…

Cần cảnh giác với những thông tin xuyên tạc, kích động

Thực ra thủ đoạn bôi đen bức tranh kinh tế-xã hội Việt Nam của các thế lực thù địch không có gì mới. Nhiều năm trở lại đây, mỗi khi đất nước ta đạt được những thành tựu phát triển, họ lại càng hằn học, tìm mọi cách để chống phá. Thế nhưng lần này, họ lợi dụng tình hình dịch bệnh phức tạp, đời sống của một bộ phận nhân dân khó khăn do phải cách ly, giãn cách xã hội, không có việc làm để xuyên tạc những nỗ lực trong phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế của chúng ta thì đó là một tội ác lớn. Xét về phía cạnh pháp lý là không đúng với luật pháp quốc tế. Xét về góc độ đạo lý lại càng sai.

Về chiến thuật, các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội chính trị vẫn triệt để lợi dụng internet, mạng xã hội, các hình thức truyền thông mới để tuyên truyền chống phá; tán dương, cổ vũ lẫn nhau trong một “thế trận” có “kịch bản”, đánh vào nhận thức, tâm lý “đám đông” theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, “góp gió thành bão”.

Thế nhưng gần đây, thủ đoạn của họ lại nham hiểm hơn, tận dụng tối đa hệ thống báo chí, mạng xã hội ở nước ngoài, các kênh Facebook, YouTube… để tung thông tin xấu, độc dưới dạng “thật như giả”, “giả như thật”. Mánh lới của họ là giật tít, “câu view” nhằm đánh trúng tâm lý tò mò của nhiều người. Chính vì vậy, mọi người phải hết sức cảnh giác trước các thông tin xấu độc này.

Cùng với việc nhận diện rõ các thông tin xấu, độc, xuyên tạc, các cơ quan chức năng của Nhà nước, cán bộ và nhân dân cần kết hợp đấu tranh trực diện và gián tiếp để phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội; hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý hoạt động trên không gian mạng, tạo căn cứ để cảnh báo, răn đe và xử lý các trường hợp vi phạm.

Trước mắt, cần công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế-xã hội của các ngành, các địa phương, nhất là hoạt động phòng, chống dịch, các hoạt động hỗ trợ nhân dân, an sinh xã hội để các thế lực thù địch không còn “cái cớ” để xuyên tạc, bôi đen sự thật. 

Điều đáng phấn khởi là trong những ngày gần đây, số người nhiễm dịch Covid-19 ở nước ta ngày càng giảm, nền kinh tế từng bước được khôi phục, đời sống của nhân dân được cải thiện, tốt dần lên.

Quan điểm chỉ đạo điều hành đất nước trong thời gian tới của Chính phủ đã được Thủ tướng khẳng định trước Quốc hội tại phiên khai mạc Quốc hội tuần qua là: Đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết; từng bước thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Phòng, chống dịch là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; tiêm chủng, xét nghiệm, cách ly, điều trị là đặc biệt quan trọng; đề cao ý thức, trách nhiệm, tính tự chủ của người dân, doanh nghiệp trong phòng, chống dịch.

Vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, khôi phục và ổn định thị trường lao động, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân. Đó cũng là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta và là câu trả lời đanh thép trước các thế lực thù địch rằng: Không thể bôi đen bức tranh kinh tế-xã hội của Việt Nam.

ĐỖ PHÚ THỌ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG CỖ MÁY GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐƯỜNG PHỐ Nhìn chiếc xe máy được gắn với một chiếc xích lô chở những tấm tôn lợp mái sắc như dao thái phở chợ Phùng Khoang, lao như máy chém Ngô Đình Diệm trên đường hẳn các bạn sẽ ngạc nhiên và sợ vãi c**. Ngạc nhiên về sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, bởi nếu không buông lỏng quản lý thì làm sao một phương tiện giết người nhân danh cái nghèo cái khổ lại có thể băng băng trên đường? Các anh chi cũng sẽ ngạc nhiên về sự sáng tạo và sự liều lĩnh của gã lái xe. Sao mà không ngạc nhiên khi mà người nghèo lại có thể tích hợp được một chiếc Dream thần thánh với một chiếc xích lô phiên bản Khang Hy vào thành một cỗ máy vận tải. Sao mà không ngạc nhiên khi mà người ta lại có thể điều khiển được phương tiện trong tư thế nằm như trong hình. Tay trái tăng giảm số, tay phải điều khiển tốc độ qua kiểm soát mức tiêu hao nhiên liệu. Bụng được bố trí nằm dài trên yên xe thay cho mông đít chai lỳ và 2 chân anh được dùng để trang trí.  Hẳ
XÚC PHẠM NGƯỜI KHÁC TRÊN FACEBOOK, ANH QUÁCH DUY BỊ PHẠT 7,5 TRIỆU ĐỒNG Anh Quách Duy - Một cán bộ văn phòng UBND TP. HCM mới bị xử phạt hành chính vì đăng bài có nội dung vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín cá nhân khác. Sáng nay 24/5/2019, ông Nguyễn Đức Thọ, chánh thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM, xác nhận Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có quyết định xử phạt hành chính đối với ông Quách Duy, sinh năm 1982, hiện là chuyên viên văn phòng UBND TP.HCM. Ông Duy bị xử phạt vì viết bài đăng trên Facebook có nội dụng vu khống, xúc phạm danh dự người khác. Cụ thể, theo Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, lúc 17h38 ngày 9/4/2019, bài viết “Đốt củi” đăng trên Facebook Duy Quách do ông Quách Duy thiết lập, đăng ký sử dụng đã đưa thông tin “Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra vụ giao “đất vàng” giá rẻ liên quan đến Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến và Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiếp nhận hồ sơ, đ

Chủ tịch nước tuyên thệ nhậm chức

Chiều 23-10, sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 tuyên thệ nhậm chức. Chiều 23-10, trước Quốc hội, Trưởng ban Kiểm phiếu Bùi Văn Cường công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước. Theo đó, 99,79% đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2020. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 tuyên thệ nhậm chức. Sau khi, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo nghị quyết bầu Chủ tịch nước, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước. Tiếp đó, Tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức. Ông nói:  Trước cờ đỏ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước, tôi, Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam