Ngay sau khi Quốc hội có quyết định về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VietnamAirlines) . Đây là một chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trước ảnh hưởng nặng nề của đại dịch covid-19. Trước thông ti này, nhiều người chưa tìm hiểu bản chất của vấn đề đã vội vàng đưa ra những ý kiến gây hiểu nhầm, phán xét một cách mơ hồ, gây hoài nghi trong xã hội như tại sao phải lấy tiền thuế của dân hỗ trợ cho doanh nghiệp hay tại sao không hỗ trợ các doanh nghiệp khác.
Trước hết, phải hiểu rõ, VietnamAirlines (VNA) là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 86% cổ phần. Hay nói cách khác Nhà nước và trực tiếp là Chính phủ có vai trò đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp này. Do đó, với vai trò này, Chính phủ phải có trách nhiệm với vấn đề bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại VNA. Rõ ràng, đề xuất của Chính phủ với Quốc hội để hỗ trợ cho VNA trong thời điểm đặc biệt khó khăn do đại dịch có ảnh hưởng toàn cầu này là điều cần thiết và hợp lý. Bản chất là Chính phủ đang thực hiện trách nhiệm để bảo toàn và phát triển vốn mà Nhà nước đã đầu tư tại VNA.
Thứ hai, cần phải hiểu rõ bản chất của quyết định này của Quốc hội là tạo cơ chế để Chính phủ hỗ trợ cho VNA dưới hình thức gói vay chứ không phải là xin ngân sách, theo đó VNA được vay 4.000 tỉ đồng, lãi suất ưu đãi 4%/năm theo chính sách tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước. Và VNA dự kiến sẽ cân đối khả năng tài chính và trả khoản vay này trong 03 năm.
Việc hỗ trợ VNA không phải là phân biệt đối xử với các doanh nghiệp khác. Để hỗ trợ các doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực hàng không, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến việc giãn, giảm thuế, miễn thuế, phí, lệ phí, giảm thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay, cùng với các chính sách hỗ trợ về tín dụng hay hỗ trợ người lao động… Những chính sách này áp dụng bình đẳng với tất cả các doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Nhận xét
Đăng nhận xét