Kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa XIV đã thông qua 07 luật, 13 nghị quyết, cho ý kiến về 04 dự án luậtTrong đó Quốc hội cho ý kiến về 04 dự án luật là cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý để hoàn thiện. Thế mà Trân Văn lại đặt một câu hỏi ngớ ngẩn: “Vì sao công an được thời và đắc thế”. Nói như Trân Văn thì công an như là một thế lực mới nổi, bắt đầu lấn át các thế lực khác. Trân Văn đã lờ đi cái bản chất của công an ta là Công an Nhân dân tức là của dân, do dân và vì dân. Trân Văn lại dùng những câu như: “Một ngày sau khi thất bại trong việc vận động tách Luật GTĐB”, rồi “Bộ Công an thất bại thêm một lần nữa”. Đó là sự không hiểu biết gì về quy trình làm luật của Quốc hội.
Rồi dự án luật đưa ra vấn đề sát hợp việc quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe về Bộ Công an quản lý tập trung, chánh được trồng tréo. Mà Trân Văn lại nói: “Bộ Công an muốn giành việc quản lý đào tạo - sát hạch - cấp giấy phép lái xe (GPLX) tử tay Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) với lý do… tai nạn giao thông cao và cần… xử lý vấn nạn GPLX giả. Đáng ngạc nhiên là chính phủ chấp nhận yêu cầu đó!” hay “Không ai rõ Bộ Công an dọa chính phủ thế nào để ông Phúc và nội các gật đầu với sáng kiến tách Luật GTĐB làm hai và giao cho công an quản lý đào tạo - sát hạch - cấp giấy phép lái xe (?)”. Đó là những lời lẽ kiểu côn đồ, chợ búa. Sao lại đem vào hoạt động quản lý Nhà nước. Làm gì có ai “dọa” ai trong hoạt động này.
Nộp thuế là nghĩa vụ của mọi công dân ở bất kỳ một quốc gia dân tộc nào. Thuế được dùng để duy trì bộ máy nhà nước trong điều hành hoạt động phát triển kinh tế xã hội của đất nước như: Các dịch vụ công ích miễm phí, chi trả lương cho cán bộ nhà nước, xây dụng, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư... Góp phần phát triển đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Còn Trân Văn lại nhận thức nông cạn thế này: “Tuy phải đóng thuế nuôi cả quân đội lẫn công an nhưng người Việt chưa bao giờ được biết tổng số quân nhân và công an mà trước nay mình vẫn nuôi là bao nhiêu, tổng chi phí để duy trì hoạt động của lực lượng vũ trang là bao nhiêu? Hợp lý hay không?”.
Tóm lại, Trân Văn tự đặt câu hỏi và trả lời của những kẻ cầu bơ, cầu bất về chính trị, những kẻ sống ngoài sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, sống ngoài pháp luật, tự do vô kỷ luật. Là người Việt Nam mà lại có những hành động đi ngược lại với lợi ích quốc gia dân tộc
Nhận xét
Đăng nhận xét