Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế. Nghị định có nhiều quy định mới, chủ yếu theo hướng quản lý chặt hoạt động nộp thuế của doanh nghiệp, tránh việc nhiều tổ chức, cá nhân tìm cách trốn thuế, chậm nộp thuế như thời gian vừa qua. Trong đó, quy định tại điểm c khoản 5 Điều 7 của Nghị định đang gây ra nhiều ý kiến khác nhau trong các tài xế xe công nghệ như Grab, Be, Gojek. Nhiều người lo lắng quy định mới sẽ khiến tài xế, đặc biệt là những người chạy xe ôm công nghệ phải nộp thuế giá trị gia tăng thêm 7% nữa, khiến thu nhập bị giảm sút, ảnh hưởng tới cuộc sống. Nhiều người đã lên tiếng kêu ca trên mạng xã hội. Nhiều tờ báo trong nước cũng đưa tin, phản ánh về vấn đề này. Và như thường lệ, anh Vịt Tân và nhiều đối tượng chống đối lại được đà tát nước theo mưa, hùa vào nói xấu chính quyền, rằng không đủ sống mới phải chạy xe ôm, khi sáng chế thuế mới các quan nên nghĩ đến cuộc sống khó khăn của dân, rồi thì các quan chức ngày càng bày ra nhiều thứ phí, thuế để buộc dân vốn nghèo phải è cổ ra thêm để đóng,…
Tuy nhiên, đọc kỹ lại quy định của Nghị định 126 thì không phải như vậy. Đây là thuế giá trị gia tăng, không phải thuế thu nhập. Mà đóng thuế giá trị gia tăng là khoản thuế bắt buộc trong kinh doanh, ngành nghề nào cũng phải đóng; và đây là khoản tiền mà người tiêu dùng phải trả, không liên quan gì tới thu nhập của tài xế. Bạn đi mua hàng hóa, ngoài tiền hàng, bạn phải trả thêm 10% thuế giá trị gia tăng, cung cấp dịch vụ vận tải hành khách cũng như vậy thôi. Thế nên bảo rằng tài xế phải trả khoản tiền này là không chính xác.
Cần phải nói thêm rằng, ứng dụng gọi xe Việt như Be và các hãng taxi truyền thống cũng vẫn chấp hành và đóng thuế này từ khi kinh doanh đến giờ. Chỉ có các ứng dụng như Uber hay Grab mới nhập nhèm giữa cung cấp ứng dụng với cung cấp dịch vụ vận tải để trốn thuế, cạnh tranh không công bằng với các hãng xe truyền thống. Thế nên, quy định này đưa các ứng dụng gọi xe công nghệ trở về đúng bản chất, công bằng với các dịch vụ vận tải truyền thống; buộc họ phải đàm phán lại với tài xế để tính lại giá dịch vụ, đảm bảo môi trường cạnh tranh đã bị bóp méo mấy năm nay.
Thế đấy, Vịt Tân thì quan tâm gì đến công bằng với quyền lợi cho người dân đâu. Chúng chỉ quan tâm những vấn đề gì người dân đang chưa hiểu đúng, đang thu hút sự theo dõi của dư luận để tuyên truyền hòng chống phá, kích động những bức xúc, mâu thuẫn giữa người dân với chính quyền mà thôi. Hay chẳng lẽ Vịt Tân lại ủng hộ doanh nghiệp nước ngoài kiếm tiền của người dân Việt Nam mà không chịu đóng thuế?
Nhận xét
Đăng nhận xét