Nói về vấn đề kiểm duyệt trên facebook, lâu nay vẫn có nhìn nhận thiếu chính xác về vấn đề này. Việt Tân và nhiều tổ chức chống phá Việt Nam luôn đưa nhiều thông tin, luận điệu xuyên tạc rằng Việt Nam “gây sức ép với facebook để cản trở quyền tự do ngôn luận, vi phạm nhân quyền. Thực tế Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất yêu cầu facebook kiểm duyệt bài đăng trên mạng xã hội này có nội dung sai lệch. Nhưng mục đích của kiểm duyệt hoàn toàn không phải để cản trở vấn đề tự do ngôn luận hay các quyền con người.
Trước hết, pháp luật Việt Nam không có điều khoản nào ngăn cấm, cản trở quyền tự do ngôn luận của công dân, càng không có quy định về vấn đề đó đối với hoạt động trên mạng xã hội của công dân. Trên phương diện thực tế, việc kiểm duyệt nhằm phát hiện, loại bỏ, xử lý những bài đăng có nội dung sai sự thật, trái pháp luật hay vi phạm đạo đức như bài viết có nội dung, hình ảnh, video bạo lực, khiêu dâm hoặc bài viết có nội dung xúc phạm danh sự, nhân phẩm cá nhân, xâm phạm đời tư hay xuyên tạc, bịa đặt, sai sự thật gây thiệt hại lợi ích của tổ chức, cá nhân, nhà nước…
Ở phương diện khác, nhà nước không có quy định nào ngăn cấm công dân được bày tỏ quan điểm, chính kiến cá nhân hoặc cung cấp các thông tin công khai về các vấn đề trên xã hội trên mạng facebook. Tuy nhiên, việc thể hiện hay cung cấp thông tin (bằng bài viết, video, hình ảnh) đó phải đúng sự thật, khách quan, không thêu dệt, bịa đặt xâm hại đến cá nhân, tổ chức trong xã hội, không trái pháp luật hay vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục như đã nói ở trên.
Thực tế, lâu nay, các cá nhân chỉ bị xử lý vì những bài đăng có nội dung sai sự thật nhằm mục đích trục lợi hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân khác hoặc lợi ích nhà nước. Còn những bài viết đúng sự thật, khách quan, không trái pháp luật trong nhiều trường hợp lại trở thành căn cứ để cơ quan nhà nước xác minh những vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật xảy ra trong xã hội. Rõ ràng, ở góc độ đó là một kênh để phản ánh những vấn đề của đời sống xã hội, nhất là vấn đề nêu gương người tốt, việc tốt để lan tỏa trong xã hội hay trở thành kênh để cung cấp thông tin về tội phạm, vi phạm pháp luật…
Rõ ràng, việc kiểm duyệt chỉ nhằm mục đích phát hiện, loại bỏ những bài viết có nội dung sai sự thật, trái pháp luật, vi phạm đạo đức, thuần phong, mỹ tục và xử lý cá nhân viết, đăng tải, chia sẻ bài viết đó. Hoàn toàn không có mục đích nào gọi lại ngăn cản quyề tự do ngôn luận hay đàn áp người bất đồng chính kiến như nhiều luận điệu được tung lên trên mạng xã hội thời gian qua.
Nhận xét
Đăng nhận xét