Việc ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước để cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) vẫn là nội dung có những quan điểm khác nhau sau khi Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý VPHC được chỉnh lý, tiếp thu. Theo dự kiến, 2 phương án liên quan đến vấn đề này sẽ được xây dựng để trình Quốc hội.
Tuy nhiên, trong phiên thảo luận Quốc hội sáng nay, hội trường như nóng lên vì nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến vấn đề này. Theo đó, có hai luồng ý kiến chính đó là :
+ Các biện pháp cưỡng chế cũ vẫn đang có hiệu quả, trong khi đó, điện, nước là nhu cầu thiết yếu của cá nhân, tổ chức nên nếu áp dụng biện pháp này sẽ tác động tiêu cực không chỉ đến cá nhân, tổ chức vi phạm mà còn có thể ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức khác
+ Nhiều đại biểu cho rằng việc bổ sung biện pháp cưỡng chế này là cần thiết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn nhằm buộc cá nhân, tổ chức đã bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấm dứt hành vi vi phạm.
Theo cá nhân tôi, việc sử dụng biện pháp cưỡng chế này cũng đều có những mặt lợi và mặt hại khác nhau:
Thứ nhất, việc cắt điện nước như vậy sẽ ảnh hưởng đến cả người bị áp dụng và nhà cung cấp dịch vụ đương nhiên điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của nhà cung cấp và cũng sẽ bị coi là vi phạm nhân quyền nếu không được coi là đúng cách
Thứ hai, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế cũ vẫn còn hiệu quả, việc xây dựng thêm quy chế mới sẽ tốn thêm một số tiền không nhỏ, có lẽ do chúng ta chưa thật sự quyết liệt trong việc xử lí các thành phần vi phạm.
Tuy nhiên nếu áp dụng được thì việc dám vi phạm có lẽ sẽ giảm xuống, nhưng việc áp dụng phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thế, có thể sẽ chỉ áp dụng với những doanh nghiệp và các đơn vị xây dựng.
Các bạn nghĩ sao về vấn đề này !!!
Nhận xét
Đăng nhận xét