"Thường những ai mặc như thế, chỉ để thể hiện cái “tôi” nổi trội một cách lố lăng, ưa gây chú ý từ đám đông, phô bày cơ thể kệch cỡm… và lại nằm trong số những cô gái thiếu học thức và không được hưởng sự giáo dục tử tế. Cái đẹp nằm trong sự giản dị, hài hòa, phù hợp với hoàn cảnh xung quanh" - Nhà văn Nguyễn Quỳnh Trang
Áo dài từ lâu đã trở thành một biểu tượng bất diệt của nét đẹp Việt Nam. Với truyền thống bao đời, áo dài mang trong mình dòng chảy lịch sử, trở thành một biểu tượng của phụ nữ, niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam.
Áo dài chính là biểu tượng văn hóa, đi sâu vào trong tiềm thức của người dân Việt Nam. Nó chứa đựng tâm hồn dân tộc, mang theo nét đẹp truyền thống và tôn lên những vẻ đẹp cơ thể của người phụ nữ Việt và làm đậm đà cái sự thanh lịch và vững vàng của người đàn ông.
Áo dài trong những năm vừa qua đã trở thành vấn đề gây ra rất nhiều tranh cãi trong dư luận, một bên ủng hộ những cách cách tân mới lạ, tiện lợi, một bên thì lại muốn áo dài luôn giữ trong mình những nét đẹp truyền thống. Rất nhiều cuộc thi sắc đẹp đã bị “ném đá” vì phá cách một cách quá lố.
Mới gần đây trên mạng xã hội nổi lên một đồ án tốt nghiệp mang tên “aodai” kèm câu slogan “"Ai nói mặc áo dài là phải thuỳ mị nết na". Theo như chúng ta thấy thì trong hình chẳng có thứ gì đáng được coi là áo dài. Cái cấu tạo cơ bản của một chiếc áo dài còn không giữ được, họa tiết và màu sắc rối mắt không hài hòa, kết hợp trang phục phụ kiện không ăn nhập, tham chi tiết dẫn đến tổng thể kệch cỡm.
Nhận xét
Đăng nhận xét