Phi công người Anh, bệnh nhân thứ 91 và là bệnh nhân mắc Covid-19 nặng nhất tại Việt Nam đã có sự hồi phục thần kỳ, khỏi bệnh sau 115 ngày điều trị và đã về nước an toàn trong ngày 12-7.
Bệnh nhân 91, thường được báo chí gọi là "phi công người Anh", đến từ vùng North Lanarkshire, Scotland.
Theo ông Nguyễn Đăng Quang - Phó đoàn trưởng Đoàn bay 919 của Vietnam Airlines cho biết "Anh Stephen Cameron bắt đầu công tác và đang được huấn luyện về tiêu chuẩn làm việc của Vietnam Airlines từ tháng 12/2019. Ngày 16/3/2020, phi công thực hiện chuyến bay đầu tiên trên bầu trời Việt Nam với tư cách cơ phó máy bay Boeing 787”. Chuyến bay đầu tiên cũng là chuyến bay cuối cùng trước khi bệnh nhân này nhập viện do nhiễm Covid-19 vào ngày 18/3.
Những bài viết ca ngợi nỗ lực của Việt Nam cứu chữa bệnh nhân 91 đang tràn ngập trên truyền thông quốc tế. tuy nhiên cũng có nhiều bài viết đánh giá rằng VN chưa tôn trọng các quyền cá nhân của bệnh nhân số 91? Vậy việc này được hiểu như thế nào?
Trước hết, phân tích những luận cứ cho rằng nước ta tận tâm, tận tụy và hết sức trong cứu chữa bệnh nhân số 91- phi công người anh – bệnh nhân nặng nhất trong các ca nhiễm covid tại VN.
Tờ The Guardian (Người bảo vệ) của Anh đưa tin, sau 2 tháng dùng máy trợ thở tại Việt Nam, phi công Anh mắc COVID-19 đã được xuất viện về nước. Ông Cameron, 42 tuổi, là "bệnh nhân mắc COVID-19 nặng nhất tại Việt Nam”, đã được điều trị trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát tại quốc gia Đông Nam Á này và từng được tiên lượng khả năng sống chỉ có 10%".
Trước đó, hãng truyền thông này của Anh cũng có bài viết về quá trình mắc bệnh và điều trị của “bệnh nhân số 91” và đăng lời cảm ơn của ông trước khi rời Bệnh viện Chợ Rẫy. Ông nói: "Tôi rất xúc động trước sự hào phóng của nhân dân Việt Nam, sự tận tụy và chuyên nghiệp của các bác sĩ và y tế... tôi chỉ có thể nói lời cảm ơn đến tất cả mọi người ở đây vì những gì mọi người đã làm cho tôi". Bài viết cũng trích dẫn lời của bác sĩ Trần Thanh Linh, Phó khoa Hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy khi cho biết đội ngũ y bác sĩ đã "rất nỗ lực và vô cùng công phu" trong quá trình chữa trị cho ông Cameron.
Trang CBC.ca của Canada ngày 11-7 có đăng bài viết với tiêu đề “Phi công Anh khỏi bệnh – biểu tượng chống đại dịch thành công của Việt Nam trở về quê hương”.
Tác giả bài viết đăng tải ngày 12-7 trên tờ New York Times viết: "Ông Stephen Cameron bị choáng ngợp bởi sự hào phóng của người Việt Nam, sự tận tâm và chuyên nghiệp của các bác sĩ".
New York Times trích lời bệnh nhân trong một video do Bệnh viện Chợ Rẫy cung cấp, thể hiện sự tôn trọng của ông đối với đội ngũ y tế Việt nam. Bệnh nhân nói: "Tôi chỉ có thể cảm ơn những con người nơi đây vì những gì họ đã làm".
Ngày 11/7, hãng tin Reuters có bài viết với tựa đề “Phi công người Anh được điều trị khỏi COVID-19, biểu tượng chống đại dịch thành công của Việt Nam, sẽ trở về nhà”. Bài viết trên Reuters cho biết, ca bệnh COVID-19 nặng nhất tại Việt Nam (bệnh nhân số 91) có lúc đã cận kề với cái chết, đã rời bệnh viện vào cuối tuần trước và trở về quê hương sau khi phục hồi một cách kỳ diệu.
Ngoài những lời khen ra, chúng ta cũng nên nhìn nhận thẳng và sâu hơn vấn đề đó là sự cố gắng nỗ lực tận tình tuyệt vời của các cấp ngành và đặc biệt là các y Bác sĩ giỏi nhất ở Việt Nam.
Trong quá trình điều trị 116 ngày cho bệnh nhân 91, Bộ Y tế đã tổ chức 6 lần hội chẩn quốc gia, 4 lần thay đổi phác đồ điều trị và ở mỗi một giai đoạn các y, bác sĩ đã đưa ra những giải pháp mới phù hợp với diễn tiến sức khỏe bệnh nhân. Điều đáng mừng là những giải pháp này mang lại hiệu quả tốt đẹp khi bệnh nhân 91 đã khỏe mạnh, được xuất viện, trở về quê nhà. Bộ Y tế đã huy động tất cả chuyên gia đầu ngành trong các ngành truyền nhiễm, hô hấp, hồi sức, huyết học, phục hồi chức năng… với nhiều cuộc hội chẩn cấp quốc gia, dốc toàn lực của ngành để cứu sống bệnh nhân. Đây cũng có thể được coi là trường hợp bệnh nhân đặc biệt chưa từng có trong tiền lệ y tế Việt Nam.
Với những nỗ lực hết sức như vậy, những lời đánh giá khách quan từ phía các cơ quan báo chí như vậy, chứng tỏ nước ta cực kỳ tôn trọng quyền được sống, quyền riêng tư của phi công người Anh và chắc chắn các thế lực đang ghen tị với những thành công của VN trong chữa trị cho BN 91 nói riêng và phòng chống dịch covid nói chung. Việc chúng đang phê phán, chê bai chúng ta chưa tôn trọng các quyền cá nhân là bài cùn và cuối cùng để chúng có thể phát biểu xuyên tạc về phòng chống dịch bệnh ở VN.
Bệnh nhân 91, thường được báo chí gọi là "phi công người Anh", đến từ vùng North Lanarkshire, Scotland.
Theo ông Nguyễn Đăng Quang - Phó đoàn trưởng Đoàn bay 919 của Vietnam Airlines cho biết "Anh Stephen Cameron bắt đầu công tác và đang được huấn luyện về tiêu chuẩn làm việc của Vietnam Airlines từ tháng 12/2019. Ngày 16/3/2020, phi công thực hiện chuyến bay đầu tiên trên bầu trời Việt Nam với tư cách cơ phó máy bay Boeing 787”. Chuyến bay đầu tiên cũng là chuyến bay cuối cùng trước khi bệnh nhân này nhập viện do nhiễm Covid-19 vào ngày 18/3.
Những bài viết ca ngợi nỗ lực của Việt Nam cứu chữa bệnh nhân 91 đang tràn ngập trên truyền thông quốc tế. tuy nhiên cũng có nhiều bài viết đánh giá rằng VN chưa tôn trọng các quyền cá nhân của bệnh nhân số 91? Vậy việc này được hiểu như thế nào?
Trước hết, phân tích những luận cứ cho rằng nước ta tận tâm, tận tụy và hết sức trong cứu chữa bệnh nhân số 91- phi công người anh – bệnh nhân nặng nhất trong các ca nhiễm covid tại VN.
Tờ The Guardian (Người bảo vệ) của Anh đưa tin, sau 2 tháng dùng máy trợ thở tại Việt Nam, phi công Anh mắc COVID-19 đã được xuất viện về nước. Ông Cameron, 42 tuổi, là "bệnh nhân mắc COVID-19 nặng nhất tại Việt Nam”, đã được điều trị trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát tại quốc gia Đông Nam Á này và từng được tiên lượng khả năng sống chỉ có 10%".
Trước đó, hãng truyền thông này của Anh cũng có bài viết về quá trình mắc bệnh và điều trị của “bệnh nhân số 91” và đăng lời cảm ơn của ông trước khi rời Bệnh viện Chợ Rẫy. Ông nói: "Tôi rất xúc động trước sự hào phóng của nhân dân Việt Nam, sự tận tụy và chuyên nghiệp của các bác sĩ và y tế... tôi chỉ có thể nói lời cảm ơn đến tất cả mọi người ở đây vì những gì mọi người đã làm cho tôi". Bài viết cũng trích dẫn lời của bác sĩ Trần Thanh Linh, Phó khoa Hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy khi cho biết đội ngũ y bác sĩ đã "rất nỗ lực và vô cùng công phu" trong quá trình chữa trị cho ông Cameron.
Trang CBC.ca của Canada ngày 11-7 có đăng bài viết với tiêu đề “Phi công Anh khỏi bệnh – biểu tượng chống đại dịch thành công của Việt Nam trở về quê hương”.
Tác giả bài viết đăng tải ngày 12-7 trên tờ New York Times viết: "Ông Stephen Cameron bị choáng ngợp bởi sự hào phóng của người Việt Nam, sự tận tâm và chuyên nghiệp của các bác sĩ".
New York Times trích lời bệnh nhân trong một video do Bệnh viện Chợ Rẫy cung cấp, thể hiện sự tôn trọng của ông đối với đội ngũ y tế Việt nam. Bệnh nhân nói: "Tôi chỉ có thể cảm ơn những con người nơi đây vì những gì họ đã làm".
Ngày 11/7, hãng tin Reuters có bài viết với tựa đề “Phi công người Anh được điều trị khỏi COVID-19, biểu tượng chống đại dịch thành công của Việt Nam, sẽ trở về nhà”. Bài viết trên Reuters cho biết, ca bệnh COVID-19 nặng nhất tại Việt Nam (bệnh nhân số 91) có lúc đã cận kề với cái chết, đã rời bệnh viện vào cuối tuần trước và trở về quê hương sau khi phục hồi một cách kỳ diệu.
Ngoài những lời khen ra, chúng ta cũng nên nhìn nhận thẳng và sâu hơn vấn đề đó là sự cố gắng nỗ lực tận tình tuyệt vời của các cấp ngành và đặc biệt là các y Bác sĩ giỏi nhất ở Việt Nam.
Trong quá trình điều trị 116 ngày cho bệnh nhân 91, Bộ Y tế đã tổ chức 6 lần hội chẩn quốc gia, 4 lần thay đổi phác đồ điều trị và ở mỗi một giai đoạn các y, bác sĩ đã đưa ra những giải pháp mới phù hợp với diễn tiến sức khỏe bệnh nhân. Điều đáng mừng là những giải pháp này mang lại hiệu quả tốt đẹp khi bệnh nhân 91 đã khỏe mạnh, được xuất viện, trở về quê nhà. Bộ Y tế đã huy động tất cả chuyên gia đầu ngành trong các ngành truyền nhiễm, hô hấp, hồi sức, huyết học, phục hồi chức năng… với nhiều cuộc hội chẩn cấp quốc gia, dốc toàn lực của ngành để cứu sống bệnh nhân. Đây cũng có thể được coi là trường hợp bệnh nhân đặc biệt chưa từng có trong tiền lệ y tế Việt Nam.
Với những nỗ lực hết sức như vậy, những lời đánh giá khách quan từ phía các cơ quan báo chí như vậy, chứng tỏ nước ta cực kỳ tôn trọng quyền được sống, quyền riêng tư của phi công người Anh và chắc chắn các thế lực đang ghen tị với những thành công của VN trong chữa trị cho BN 91 nói riêng và phòng chống dịch covid nói chung. Việc chúng đang phê phán, chê bai chúng ta chưa tôn trọng các quyền cá nhân là bài cùn và cuối cùng để chúng có thể phát biểu xuyên tạc về phòng chống dịch bệnh ở VN.
Nhận xét
Đăng nhận xét