Mấy ngày qua, truyền thông trong nước và quốc tế liên tục đưa tin về những căng thẳng giữa Mỹ - Trung Quốc sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra tuyên bố về yêu sách chủ quyền ở Biển Đông của Trung Quốc được cho là thẳng thắn và mạnh mẽ nhất từ trước tới nay. Xoay quanh vấn đề này, có ý kiến băn khoăn rằng “Việt Nam có chọn phe hay không, chọn phe nào trong cuộc so găng Trung - Mỹ?”
Thực tế, ngay sau khi Mỹ có tuyên bố chính thức, Việt Nam cũng đã bày tỏ quan điểm về vấn đề này. Cụ thể, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng đã nói: “Việt Nam mong rằng các nước sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hòa bình khác theo luật pháp quốc tế vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào quá trình này”.
Như vậy, quan điểm của Việt Nam là mong muốn quốc tế đóng góp vào hòa bình, ổn định ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cở luật pháp quốc tế. Do đó, tuyên bố của Mỹ là cần thiết để phủ nhận và phản đối yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam lựa chọn liên minh hay phe phái như quan điểm của một số người trong cuộc so găng Mỹ - Trung.
Quan điểm nhất quán của Việt Nam từ trước đến nay luôn là “không liên minh, liên kết, đồng minh với nước nào, không dùng nước thứ ba để chống lại nước khác”. Thực tế này đã được chứng minh bởi lịch sử dựng nước và giữ nước cua dân tộc Việt Nam, đó là tự lực, tự cường, vận mệnh dân tộc phải do nhân dân quyết định chứ không phải là một quốc gia khác.
Ở phương diện khác, việc Mỹ ra tuyên bố trong thời điểm này đề xuất phát từ lợi ích của Mỹ trước tiên, đó là lợi ích quốc gia của Mỹ đang bị đe dọa trực tiếp bởi những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Rõ ràng, lợi ích quốc gia vẫn là điều cốt lõi nhất. Lược lại lịch sử, Mỹ-Trung đã năm lần “đi đêm” với nhau để gây thiệt hại cho Việt Nam, có thể kể đến như lần Trung Quốc “gật đầu” để Mỹ đưa B52 tấn công miền Bắc nước ta năm 1972 (sau chuyến thăm của Henry Kissinger đến Trung Quốc) hay lần Mỹ “làm ngơ” để Trung Quốc đánh chiếm trái phép Hoàng Sa của Việt Nam. Như vậy để thấy rằng, khi các nước có sự thỏa thuận để đạt được lợi ích chung thì chuyện “đi đêm” không có gì là không thể.
Vậy nên, vấn đề chủ quyền của quốc gia phải là độc lập, tự chủ chứ không phải là liên minh hay phe phái. Việt Nam coi trọng, ghi nhận ủng hộ của cộng đồng quốc tế về giải quyết tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nguyện vọng và lợi ích của các bên.
Thực tế, ngay sau khi Mỹ có tuyên bố chính thức, Việt Nam cũng đã bày tỏ quan điểm về vấn đề này. Cụ thể, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng đã nói: “Việt Nam mong rằng các nước sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hòa bình khác theo luật pháp quốc tế vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào quá trình này”.
Như vậy, quan điểm của Việt Nam là mong muốn quốc tế đóng góp vào hòa bình, ổn định ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cở luật pháp quốc tế. Do đó, tuyên bố của Mỹ là cần thiết để phủ nhận và phản đối yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam lựa chọn liên minh hay phe phái như quan điểm của một số người trong cuộc so găng Mỹ - Trung.
Quan điểm nhất quán của Việt Nam từ trước đến nay luôn là “không liên minh, liên kết, đồng minh với nước nào, không dùng nước thứ ba để chống lại nước khác”. Thực tế này đã được chứng minh bởi lịch sử dựng nước và giữ nước cua dân tộc Việt Nam, đó là tự lực, tự cường, vận mệnh dân tộc phải do nhân dân quyết định chứ không phải là một quốc gia khác.
Ở phương diện khác, việc Mỹ ra tuyên bố trong thời điểm này đề xuất phát từ lợi ích của Mỹ trước tiên, đó là lợi ích quốc gia của Mỹ đang bị đe dọa trực tiếp bởi những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Rõ ràng, lợi ích quốc gia vẫn là điều cốt lõi nhất. Lược lại lịch sử, Mỹ-Trung đã năm lần “đi đêm” với nhau để gây thiệt hại cho Việt Nam, có thể kể đến như lần Trung Quốc “gật đầu” để Mỹ đưa B52 tấn công miền Bắc nước ta năm 1972 (sau chuyến thăm của Henry Kissinger đến Trung Quốc) hay lần Mỹ “làm ngơ” để Trung Quốc đánh chiếm trái phép Hoàng Sa của Việt Nam. Như vậy để thấy rằng, khi các nước có sự thỏa thuận để đạt được lợi ích chung thì chuyện “đi đêm” không có gì là không thể.
Vậy nên, vấn đề chủ quyền của quốc gia phải là độc lập, tự chủ chứ không phải là liên minh hay phe phái. Việt Nam coi trọng, ghi nhận ủng hộ của cộng đồng quốc tế về giải quyết tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nguyện vọng và lợi ích của các bên.
Nhận xét
Đăng nhận xét