Phản biện xã hội là một điều hết sức cần thiết đối với bất kỳ chế độ chính trị nào, vì phản biện xã hội cho cái nhìn tổng thể nhiều mặt về một vấn đề. Giúp mọi người nhìn nhận vấn đề một cách chính xác, minh bạch và đúng với bản chất của của nó nhất. Ngay như bảo vệ khóa luận, luận văn, luận án,... tại sao luôn có người phản biện, họ là ai? Họ là người tìm ra những điều ngược lại của vẫn đề được đưa ra, họ phân tích để phát hiện những điều chưa thực sự ổn để yêu cầu tác giả giải trình, chỉnh sửa sao cho vấn đề được trong sáng nhất khi đến tay người đọc.
Trong các cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ chúng ta cũng thấy rất rõ vấn đề, khi hai ứng viên trực tiếp tranh luận, đả kích và tìm những mặt trái của chiến lược đối phương. Điều này giúp cho cử tri biết được mặt lợi ích và rủi ro trong mỗi lá phiếu họ bầu cử Tổng thống. Họ sẽ được chính những ứng viên cho biết những mặt trái của người còn lại. Mọi mặt trắng đen đều được phơi bày, cử tri sẽ không do dự khi thấy rõ quyền lợi của mình trong từng chiến lược của các ứng viên.
Tại Việt Nam thì sao? Các anh cho rằng không có sự phản biện, không có dân chủ, các anh cho rằng Đảng cộng sản độc tài. Điều này quả thực là không đúng, vì tất cả các chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đều được đưa ra nghị trường Quốc hội mổ xẻ, xem xét, đánh giá. Các cuộc tranh luận, chất vấn nảy lửa của các đại biểu Quốc cho thấy nó không hoàn toàn là một chiều, độc đoán. Khi thấy đã hợp lý thì trưng cầu ý kiến nhân dân, nếu không phụ hợp sẽ điều chỉnh hoặc hủy bỏ. Không bao giờ có chính sách gì đó áp đặt, bắt buộc đối với toàn dân.
Tuy nhiên vẫn có những quy định của các Bộ, Ngành đưa ra không có sự thẩm định trở thành trò cười cho thiên hạ như: Bộ GD&ĐT: “SV bán dâm trên ba lần thì,...”, Bộ GTVT “Ngực lép không được đi xe máy”,... Vì vậy mà đất nước rất cần những người thẳng thắn đứng ra phản biện lại những mặt trái của các chính sách, đường lối của Đảng với mục đích tìm ra chân lý. Mọi người thừa hiểu rằng, các anh tự nhận mình là phản biện xã hội, nhưng thực chất là bới lá tìm sâu, cố tìm mọi sơ hở để lên án chế độ XHCN, nhằm mục đích kiếm tiền từ các tổ chức Quốc tế. Những việc làm của các anh thật đáng lên án.
Cũng có thể các anh đã tự huyễn hoặc rằng: mình là người tiên phong cải cách, mong muốn đất nước ngày càng đi lên, phát triển, hay hiểu nôm na: các anh đang nghĩ mình là công thần thời kinh tế mở. Những đóng góp của các anh phải đưa vào sử sách. Nhưng các anh đã nhầm, giữa phản biện xã hội và moi móc bêu xấu là hai phạm trù hoàn toán khác nhau, các anh chưa đủ tầm để vươn tới cái gọi là phản biện xã hội. Vì vậy các anh hãy tự biết mình là ai, đừng ảo tưởng giữa ban ngày nữa. Đất nước này không cần những người như các Anh.
Nhận xét
Đăng nhận xét