Chuyển đến nội dung chính

ĐÁM NGƯỜI LẬT SỬ, BẦY CỪU NGU DỐT VÀ NHỮNG ĐỨA TRẺ VÔ ƠN

5 năm trước, tôi từng đọc được một bài trên The X File of History, đại khái bài này dẫn lại lời của Gs Phan Huy Lê (trên Tạp chí Xưa và Nay) rằng Lê Văn Tám là một “nhân vật lịch sử” được Gs Trần Huy Liệu hư cấu nên. Đại khái, ông Phan Huy Lê có kể rằng úc bấy giờ GS Trần Huy Liệu đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời, nên đã chủ định tạo dựng nên một biểu tượng anh hùng để tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.
Sau khi bài viết này lên sóng, đã có không ít bạn trẻ tin sái cổ, và mặc định rằng người anh hùng thiếu niên Lê Văn Tám không có thật. Được thể, đám ba que dân chủ cuội thì lao vào xâu xé, gào lên rằng Cộng sản chỉ biết lừa gạt, suốt ngày dựng lên các hình tượng anh hùng.
Tôi vẫn không hiểu, tại sao các bạn trẻ có thể dễ dàng tin vào những câu chuyện bí ẩn của đám lật sử, thay vì chọn tin vào các nguồn tin chính thống. Nên nhớ, “ngọn đuốc sống” Lê Văn Tám đã từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu dương trên báo Cứu Quốc, Cơ quan của Tổng bộ Việt Minh, ngày 23-10-1945, rằng: ”… một dân tộc có tinh thần cao đến bực ấy, thì không có sức mạnh nào có thể đè bẹp được. Và do đó, biểu tượng “Đuốc sống” Lê Văn Tám ấy đã từng góp một viên gạch cho bức “Thành đồng Tổ quốc” mà Bác Hồ khen tặng cho Sài Gòn và Nam Bộ khi ấy.
Vậy mà đám trẻ con ngu dốt vẫn cứ thích tin vào những thứ gì đó bí ẩn, li kì, và bắt đầu quay sang đơm đặt về các biểu tượng anh hùng bất khuất, những tấm gương yêu nước của Việt Nam. Theo trào lưu và văn hóa Tây học, chúng bắt đầu nào bait nào troll nào joke khi mang các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập dân tộc ra cười nhạo, điều đó làm tôi tức điên lên được. Tuy nhiên, tôi mặc dù tức nhưng không đủ cơ sở dữ liệu lẫn thông tin để phản bác lại những luận điệu xuyên tạc trên của The X File of History.
Thật may, ở Việt Nam cũng có rất nhiều học giả bức xúc, trong số đó là học giả Lý Châu Hoàn, Nguyên BT Đảng ủy khối cơ sở Bộ VH, TT và DL của TP.HCM. Mặc dù ông khi ấy đã về hưu, song quá bức xúc nên đã cất công lặn lội xác minh để làm sáng tỏ sự thật về Lê Văn Tám. Và may mắn, ông đã tìm gặp lại được nhiều “chứng nhân lịch sử” xác minh về sự thật câu chuyện Ngọc đuốc sống Lê Văn Tám.
Chẳng những báo chí thời đó (tháng 10 năm 1945) đưa tin, mà những “người thật việc thật” khi xưa còn kể rành mạch, rằng ngọn đuốc sống Lê Văn Tám là có thật, cũng như sự anh hùng bất khuất của người dân Việt Nam sẽ sáng mãi trong các thời kỳ. Bài viết minh oan cho Lê Văn Tám thoát khỏi sự báng bổ của đám người xét lại lịch sử được trang trọng đăng trên Tuần báo văn nghệ Tp HCM số 383. Tôi xin trích lại trăn trở của tác giả.
Trích: “Khoảng cuối tháng 10 năm 1945. Vào một đêm vừa được yên tĩnh (vì suốt nhiều ngày có bao nhiêu biến động do giặc Pháp đánh chiếm Sài Gòn… và chúng đang chuẩn bị đánh tới Mỹ Tho; mọi người đang chuẩn bị đối phó… như tập quân sự, thực tập báo động giả liên tục…). Cả nhà ông ngoại tôi ở một vùng sâu huyện Chợ Gạo đang ăn cơm tối thì cậu Hai Nguyễn Hữu Đức (cán bộ Việt Minh) đọc cho mọi người nghe một tin quan trọng (chắc chắn từ bản tin trên): Có một thiếu niên tẩm dầu vào mình đốt kho xăng giặc Pháp ở Sài Gòn cháy mấy ngày đêm liền. Cậu bé ấy đã bị thiêu cháy cùng lũ giặc gác kho. Tôi có ấn tượng rất mạnh mẽ về mẩu chuyện trên và ấn tượng ấy đã đưa tôi về với những nhân vật huyền thoại…
Và từ ấy, tôi cùng nhiều bạn nhỏ trong xóm đều hăng hái tham gia đội Nhi đồng cứu quốc, hoạt động rất sôi nổi như tập võ, tập múa hát nhất là những bài hát cách mạng. Và một hôm có anh lãnh đạo cấp trên về xóm dạy chúng tôi bài hát “Em bé tẩm dầu”, mở đầu: “Cuộc kháng chiến Việt Nam có biết bao nhi đồng đã hiến thân liều mình vì nước. Gương em bé tẩm dầu đáng người đời soi chung…”. Hát đến đâu, tâm hồn chúng tôi như bay bổng theo câu chuyện đến đó. Chúng tôi lao vào hoạt động… Chiến tranh nổ ra… Nhiều bạn bè tôi tham gia hoạt động cách mạng tại chỗ (báo tin địch hoặc cùng cha mẹ giúp đỡ Việt Minh việc nầy việc nọ), cũng có những bạn thoát ly kháng chiến khi tuổi ngang tuổi “Em bé tẩm dầu” – “Đuốc sống”… và “Đuốc sống” đã thành linh hồn và máu thịt của chúng tôi suốt dọc dài hai cuộc chiến tranh. Ai từng dấn thân trên từng chặng đường khúc khuỷu gian nan của công cuộc cứu nước, ít nhiều đều được sưởi ấm bằng ngọn lửa hồng của “đuốc sống” – Lê Văn Tám”. Hết trích.
Trở lại câu chuyện về Lượm – nhân vật trong bức ảnh, người thiếu niên anh hùng đã hi sinh anh dũng trong khi đang làm công tác giao liên qua bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu. Lượm - là tên riêng, mà Lượm lại không phải riêng một con người nào cả. Tố Hữu đặt hình ảnh chú bé Lượm trong bối cảnh chiến tranh, những ngày cách mạng bùng nổ ở Huế. Lượm là đại diện cho những em bé tuổi thiếu niên làm công tác giao liên trong chiến tranh, một công việc cực kỳ nguy hiểm và đòi hỏi sự bí mật đến cao độ nhưng chú bé Lượm lại luôn bộc lộ vẻ hồn nhiên, vô tư. Trong đạn bom ác liệt, Lượm vẫn thực hiện công việc đều đều của mình. Cái chết đến với Lượm quá bất ngờ khi chú bé đang trên đường đi làm liên lạc, Lượm nằm xuống giữa cánh đồng lúa bát ngát.
Ấy vậy mà để nói xấu về Lượm, các bạn biết đám dân chủ cuội, đám lật sử đã nói gì không? Chúng cũng từng nói Lượm cũng như Kim Đồng là nhân vật hư cấu, đứa thì lại nói: “Cộng sản bắt trẻ em đi lính”, và nói đó là hành động độc ác, mất nhân tính.
Không, ở đây chỉ có những thiếu niên Việt Nam yêu nước, đã anh dũng hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Các em không chỉ thông minh, tình cảm, hồn nhiên, yêu đời mà còn mang một trái tim yêu nước, yêu cách mạng. Các em đã ngã xuống, nhưng tinh thần anh dũng của các em mãi mãi bất tử. Và hẳn trong lòng chúng ta đều có những tượng đài Lê Văn Tám hay Lượm cho riêng mình.
Đáng buồn, ở Việt Nam bây giờ không phải đứa trẻ nào cũng biết suy nghĩ. Ngoài những đứa trẻ có hiểu biết, biết trân trọng xương máu của cha ông đi trước vẫn luôn có những đứa trẻ nhiễm độc văn hóa ngoại lai, và đang dần phủ nhận những hi sinh của tiền nhân, bắt đầu quay lưng lại với lịch sử dân tộc. Đó là những con cừu ngu dốt bị dắt mũi, nhưng luôn nghĩ mình thông thái, quan trọng hơn đó là những đám trẻ vô ơn.
Các trào lưu văn hóa Tây học, các quan điểm “tự do dân chủ” đến từ Mỹ được xây dựng dựa trên chủ nghĩa cá nhân cực đoan, ích kỷ và nhận thức nông cạn về thế giới; nhưng được khoác lên mình lớp vỏ bọc mỹ miều: Tự do cá nhân. Và thế là chủ nghĩa “tân tự do” đã tạo ra một lớp trẻ không thể suy nghĩ độc lập và sáng tạo nhưng luôn luôn được sống với những khẩu hiệu tuyên truyền rằng đang được tự do, được hưởng tự do, thích làm gì thì làm.
Trong nhiều năm và nhiều thập kỷ, giới tinh hoa Mỹ (và châu Âu) thông các phương tiện truyền thông đại chúng của họ, cũng như các cửa hàng “giải trí” giáo dục của họ, đã phi chính trị hóa một cách có hệ thống bộ não các công dân của mình. Nội dung khiêu dâm, chủ nghĩa tiêu dùng và phim sitcom thay vì những cuốn sách và bộ phim triết lý sâu sắc đã tạo ra những con cừu ưa giải trí, thời trẻ sống với văn hoá Disney và khi lớn chìm trong thế giới siêu anh hùng.
Và thế là những trẻ em lớn lên ở Việt Nam nhưng lại tôn sùng văn hóa Tây học, thế là thường xuyên say sưa về vấn đề giới tính; du lịch hưởng thụ, thay vì cố gắng học hỏi để tìm kiếm kiến thức và những câu trả lời. Họ sống để đấu tranh cho nhiều thứ Quyền rất lạ và hãm, tự coi là đấu tránh vì sự tiến bộ, đấu tranh để xây dựng cầu nối giữa các nền văn hóa khác nhau, nhưng thực ra là đang cố phủ nhận văn hóa truyền thống của dân tộc.
Việc mang các hình tượng bất khuất, các biểu trưng biểu tượng cho lòng yêu nước và sự quả cảm của cha ông ra để troll, joke, bait rồi cợt đùa, thậm chí nhạo báng đó là hành vi của những kẻ ngu học và vô ơn!
Các bạn trẻ ạ, hãy học cách trân trọng xương máu và công ơn của cha anh đi trước, ít nhất là bằng việc tôn trọng lịch sử. Và nếu không thể học lịch sử một cách đàng hoàng nghiêm túc, làm ơn không chạy theo văn hóa ngoại lai cũng như tin theo những luận điệu hoang đường của đám người lịch sử.
Bỏ đi mà học làm người! 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG CỖ MÁY GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐƯỜNG PHỐ Nhìn chiếc xe máy được gắn với một chiếc xích lô chở những tấm tôn lợp mái sắc như dao thái phở chợ Phùng Khoang, lao như máy chém Ngô Đình Diệm trên đường hẳn các bạn sẽ ngạc nhiên và sợ vãi c**. Ngạc nhiên về sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, bởi nếu không buông lỏng quản lý thì làm sao một phương tiện giết người nhân danh cái nghèo cái khổ lại có thể băng băng trên đường? Các anh chi cũng sẽ ngạc nhiên về sự sáng tạo và sự liều lĩnh của gã lái xe. Sao mà không ngạc nhiên khi mà người nghèo lại có thể tích hợp được một chiếc Dream thần thánh với một chiếc xích lô phiên bản Khang Hy vào thành một cỗ máy vận tải. Sao mà không ngạc nhiên khi mà người ta lại có thể điều khiển được phương tiện trong tư thế nằm như trong hình. Tay trái tăng giảm số, tay phải điều khiển tốc độ qua kiểm soát mức tiêu hao nhiên liệu. Bụng được bố trí nằm dài trên yên xe thay cho mông đít chai lỳ và 2 chân anh được dùng để trang trí.  Hẳ
XÚC PHẠM NGƯỜI KHÁC TRÊN FACEBOOK, ANH QUÁCH DUY BỊ PHẠT 7,5 TRIỆU ĐỒNG Anh Quách Duy - Một cán bộ văn phòng UBND TP. HCM mới bị xử phạt hành chính vì đăng bài có nội dung vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín cá nhân khác. Sáng nay 24/5/2019, ông Nguyễn Đức Thọ, chánh thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM, xác nhận Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có quyết định xử phạt hành chính đối với ông Quách Duy, sinh năm 1982, hiện là chuyên viên văn phòng UBND TP.HCM. Ông Duy bị xử phạt vì viết bài đăng trên Facebook có nội dụng vu khống, xúc phạm danh dự người khác. Cụ thể, theo Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, lúc 17h38 ngày 9/4/2019, bài viết “Đốt củi” đăng trên Facebook Duy Quách do ông Quách Duy thiết lập, đăng ký sử dụng đã đưa thông tin “Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra vụ giao “đất vàng” giá rẻ liên quan đến Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến và Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiếp nhận hồ sơ, đ

Chủ tịch nước tuyên thệ nhậm chức

Chiều 23-10, sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 tuyên thệ nhậm chức. Chiều 23-10, trước Quốc hội, Trưởng ban Kiểm phiếu Bùi Văn Cường công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước. Theo đó, 99,79% đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2020. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 tuyên thệ nhậm chức. Sau khi, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo nghị quyết bầu Chủ tịch nước, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước. Tiếp đó, Tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức. Ông nói:  Trước cờ đỏ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước, tôi, Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam