Đám Nail Tộc bên Mẽo bình thường luôn chê bai đất nước, tự hào tháng làm mấy ngàn đô, rút cuộc đói vỡ mồm trong mùa dịch bệnh, tiệm kinh doanh đóng cửa hàng loạt, lại thêm quả combo biểu tình không sml mới lạ.
Đợt dịch vừa qua có những gia đình gốc Việt không đủ tiền để nhận tro cốt người thân chứ nói gì tới tiết kiệm, chính cái chủ nghĩa tư bản nó đã bắt người ta nai lưng ra làm như một cỗ máy để lao động hết công suất, và khi bạn trả đủ số nợ thì đường tới địa phủ không còn xa.
Ngược lại ở Việt Nam lại khác, người nông dân tuy không có những khoản tiền tích cóp lớn. Nhưng họ không bao giờ bị đói vì lương thực thực phẩm vùng nông thôn đa phần họ đều sản xuất được, dịch bệnh Nhà nước lo cho gần hết từ cách ly, thực phẩm tới chữa trị hầu như miễn phí hoàn toàn. Việt Nam tuy là nước đang phát triển, nhưng hầu như những vùng quê Việt Nam sự cân bằng giàu - nghèo ít chênh lệch. Và tất nhiên rất ít gia đình ở nông thôn Việt Nam thiếu đói, "trừ lười nhác không chịu làm, hoặc gia cảnh khó khăn do bệnh tật". Nhưng ở các nước tư bản phát triển lại khác, họ có những đô thị hiện đại, nhưng sự phân hóa giàu nghèo lại rất rõ rệt.
Ở Việt Nam, việc đầu tư giữa nông thôn và thành thị luôn được làm một cách có khoa học, tránh xảy ra nơi giàu không hết nơi lần không ra. Hệ thống y tế hầu như đều có mặt ở cấp xã, hệ thống điện đường trường trạm phủ sóng gần như cả nước và những tình trạng đói nghèo xác xơ như trên thế giới hầu như không còn trên mảnh đất này. Đó là một trong những ưu điểm của mô hình chủ nghĩa xã hội, khi của cải của đất nước được đầu tư dàn trải đều trên đất nước và ai cũng có quyền được hưởng thụ.
Mặt trái của tư bản
Ở đâu có bất công thì nơi đó có đấu tranh, và hàng triệu người da đen nước Mỹ đang bị đổi xử bất bình đẳng, phân biệt chủng tộc, và nạn nghèo đói vẫn bủa vây họ, dù họ sinh sống trong lòng nước Mỹ - một đất nước giàu có bậc nhất địa cầu. Có nhiều người Việt Nam từng bảo mỗi khi Nhà nước mình có công trình lớn gì cần đầu tư xây dựng, thì câu cửa miệng của họ sẽ là "Sao không để tiền đó làm từ thiện cho dân nghèo hay xây trường học". Vậy không biết dân Mỹ có biết đòi hỏi chính phủ Mỹ hay không, khi mà họ tiêu tốn hàng ngàn tỷ đô cho các cuộc chiến tranh vô nghĩa, rằng, “tiền sản xuất, mua bom đạn, vũ khí gây chiến khắp nơi sao không để dành mà lo cho dân nghèo nước Mỹ?”
Ngày nay nhiều người thường lập luận: "ở các nước tư bản phát triển mức sống của đa số công nhân đã được nâng cao hơn trước rất nhiều, nên việc bóc lột không còn". Nhưng cái này nhầm cơ bản. Càng phát triển thì giá trị sản phẩm hàng hóa làm ra càng nhiều hơn, và giai cấp công nhân lại càng bị bóc lột thậm tệ hơn dưới một góc độ tinh vi hơn nhiều. Đơn cử như chiếc iphone do Mẽo sản xuất: Mẽo làm ra nó bằng cách bóc lột giai cấp công nhân Trung Quốc và những người nghèo khó ở châu Phi - họ được trả những đồng lương bèo bọt, để khai thác nguyên liệu cho công ty điện thoại Mẽo. Chiếc iphone được bán ra thị trường với giá trên trời, nhưng chi phí để sản xuất ra lại thấp hơn nhiều so với mức giá sản phẩm bán ra...
Vậy đã có ai từng hỏi tại sao người dân châu Phi bán nguyên liệu quý để làm ra chiếc điện thoại mà vẫn nghèo không? Vì tiền nó chảy vào ông chủ tư bản hết rồi và tiền công của người lao động chỉ được một chút xíu. Ngày nay, phần lớn giá trị thặng dư mà những người lao động tạo ra chủ yếu nằm trong tay một nhóm ít người trên thế giới. Theo số liệu của FED năm 2017, Top 1% hộ giàu nhất nước Mỹ nắm giữ tài sản nhiều hơn 90% số hộ từ dưới tính lên. Còn theo báo cáo về Tài sản toàn cầu mới đây của ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse, Top 1% những người giàu nhất thế giới sở hữu hơn một nửa tài sản của thế giới. Ngoài bóc lột giai cấp công nhân thì tư bản còn bóc lột các nước phát triển, như khai thác tài nguyên một cách vô tội vạ, nhưng nước chủ nhà ngày càng nghèo đi (điển hình là châu Phi, dù tài nguyên vô cùng dồi dào, nhưng lại nằm trong tay các tập đoàn tư bản).
Tinh vi hơn ở chỗ, dù bị bóc lột, nhưng người lao động vẫn nghĩ rằng, mình được đối xử tử tế và trả tiền sòng phẳng. Và Mác đã từng nói “Tư bản sợ tình trạng không có lợi nhuận, hoặc lợi nhuận quá ít, cũng như giới tự nhiên sợ chân không. Với một lợi nhuận thích đáng thì tư bản trở nên can đảm. Được bảo đảm 10% lợi nhuận thì người ta có thể dùng tư bản đầu tư vào đâu cũng được; được 50% thì nó trở nên thật sự táo bạo; được 100% thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của loài người; được 300% thì không còn tội ác nào nó không dám phạm, dù có nguy cơ bị treo cổ”. Nếu tư bản ngày nay không có bóc lột, thì người dân Pháp biểu tình ở Paris làm gì? Người dân Mỹ đấu tranh làm gì? Rõ ràng, mầm mống về sự lụi tàn của tư bản đế quốc đang tiếp tục thành hình trong lòng các nước tư bản phương Tây giữa thế kỷ XXI. Và rõ ràng nếu sự bóc lột, áp bức kia không được “xoa dịu” thì nó sẽ trở thành “ung nhọt” ngày càng lan rộng dẫn đến sự sụp đổ của cntb trong một tương lai không xa.
Nhận xét
Đăng nhận xét