Ngay say khi gửi Bắc Kinh gửi Công hàm lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc vào ngày 17.4 phản đối hai công hàm của Việt Nam về Biển Đông, đồng thời ngang ngược cho rằng Trung Quốc "có chủ quyền với quần đảo Nam Sa và vùng biển gần kề", "có quyền chủ quyền và quyền tài phán với các vùng biển liên quan, với đáy biển và lòng đất".
Tiếp nối cho hành động này, Bắc Kinh tiếp tục ra một tuyên bố với cái gọi là thành lập Quận Tây Sa và Nam Sa, và rõ ràng hoạt động này đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền đối với 2 Quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa. Như vậy, các hành động liên tiếp của Trung Quốc trong thời gian vừa qua trên Biển Đông khẳng rằng “dã tâm”, “tham vọng” của Trung Quốc đối với Biển Đông là không bao giờ từ bỏ. Một câu hỏi đặt ra là liệu rằng Trung Quốc có đạt được tham vọng của mình ? Từ những phân tích, đánh giá tình hình tương quan trong giai đoạn hiện nay chúng ta có thể khẳng định Trung Quốc không bao giờ đạt được tham vọng đó, bởi lẽ:
Thứ nhất, xét về các quy định của luật pháp, Công ước của LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS) là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Và các bằng chứng lịch sử đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là một phần chủ quyền không thể tách rời của Việt Nam, điều mà Trung Quốc không thể có được, và những bằng chứng thiếu căn cứ, cơ sở phía Trung Quốc đưa ra càng không đủ thuyết phục đối với Việt Nam và cộng đồng quốc tế.
Thứ hai, Trung Quốc sẽ không bao giờ đạt được tham vọng vì những hành động của phía Trung Quốc vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt từ phía Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Những ngày qua, không chỉ phía Việt Nam tuyên bố về mặt ngoại giao, mà một số quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Mỹ đã có các động thái phản đối hành ngang ngược, thô bạo của phía Trung Quốc.
Thứ ba, Trên mặt trận chính trị-ngoại giao phía Việt Nam đã ra thông cáo ngoại giao mạnh mẽ lên tiếng phản đối, gửi công hàm phản đối, bày tỏ thái độ trên các diễn đàn chính trị-ngoại giao, kêu gọi các quốc gia khác ủng hộ và tham gia vào việc đảm bảo tự do hàng hải ở biển Đông…
Thứ tư, Với hành vi “đục nước béo cò”, lợi dụng tình hình dịch Covid 19 đang căng thẳng để gây hấn đối với phía Việt Nam là một hành động phi nghĩa, không có tính nhân văn.
Cuối cùng, Trung Quốc sẽ vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ từ tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam, nếu như Trung Quốc vẫn tham vọng bành trướng, bá quyền thì sẽ không bao giờ đạt được tham vọng đó, thậm chí còn phản ứng ngược “gậy ông đập lưng ông”.
Cuối cùng, Trung Quốc sẽ vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ từ tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam, nếu như Trung Quốc vẫn tham vọng bành trướng, bá quyền thì sẽ không bao giờ đạt được tham vọng đó, thậm chí còn phản ứng ngược “gậy ông đập lưng ông”.
Nhận xét
Đăng nhận xét