Trong cuộc chạy đua khốc liệt hiện nay, việc giật tít là hiện tượng khá phổ biến trên các báo điện tử hiện tại, trong đó, nhiều tít bài chứa quan điểm, hoặc có sự tô vẽ một cách quá mức cần thiết, khiến dư luận hiểu sai về bản chất của vấn đề. Điển hình, tối ngày 28/4, đồng loạt trên báo Thanh niên và Báo Tuổi trẻ đăng bài viết: “Ban dân vận Thành ủy Hà Nội tự nhận chưa sâu sát, nhạy cảm về vụ việc ở Đồng Tâm” (Báo Tuổi trẻ), hay “Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội thừa nhận tham mưu chưa sát vụ Đồng Tâm” khiến dư luận không khỏi hoang mang và đặt ra câu hỏi: Liệu có gì thay đổi về bản chất vụ việc Đồng Tâm.
Tuy nhiên, khi đọc kỹ nội dung bài báo, người đọc nhận ra thực chất, tiêu đề bài báo không liên quan nhiều tới nội dung bên trong. Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội đã thẳng thắn nhận những mặt công tác còn hạn chế của mình khi chưa làm tốt nhiệm vụ của mình khi chưa làm tốt việc vận động một số người trong tổ Đồng Thuận bị cha con ông Kình lừa bịp đưa tới việc tiếp tay cho Lê Đình Kình; chưa dự đoán được hết những hành động khủng bố, ngông cuồng của cha con Lê Đình Kình để tham mưu cho cấp trên giải quyết. Nội dung chỉ có vậy nhưng chỉ cần nhìn tiêu đề bài báo lại đưa tới những suy nghĩ hoàn toàn trái ngược.
Sự cầu thả trong việc giật tít, trong việc đưa tin và trong việc duyệt bài của các tờ báo trên đã dẫn đến những hậu quả nguy hại khi nếu ai chỉ xem tít, nếu ai chỉ đọc lướt qua thì đếu có thể hiểu lầm rằng Ban Dân vận đã tham mưu sai cho Chính quyền Hà Nội trong xử lý vụ việc tại Đồng Tâm (mặc dù đây không phải chức năng, nhiệm vụ chính của Ban), đồng nghĩa người ta sẽ hiểu là chính quyền đã hành động sai hay đám ông Kình lại đúng. Và cũng chẳng cần phải chờ lâu, đám phản động, đám rân chủ đang đói ý tưởng chống phá mùa Covid lại như được lên đồng khi mượn các tựa bài báo này để xuyên tạc, để phá rối sự yên bình của Đồng Tâm chưa được bấy lâu.
Thực sự, nếu Bộ Thông tin và truyền thông không kịp thời siết chặt, xã hội tất sẽ loạn vì báo chí
Thanh Huyền
Nhận xét
Đăng nhận xét