Chuyển đến nội dung chính

CÁI NGHÈO - TRÈO LÊN PHÁP LUẬT?

"Cú đá đó không dành cho dân" - Đó là tiêu đề một bài báo được đăng vào năm 2016, nói về sự việc một anh công an trấn áp một người bán hàng rong không chấp hành yêu cầu di dời tại TP HCM. Rồi sau đó, báo chí vào khóc thương cho anh bán hàng rong ấy, người dân thì quyên tiền ủng hộ, một số luật sư còn đến "gạ" anh bán hàng rong kiện anh công an đi, chi phí họ lo. Còn đồng chí công an thì bị đình chỉ, phải vào xin lỗi anh bán hàng rong. Dân mạng chửi: "ĐM thằng công an lộng quyền", "Giờ thì biết tại sao người ta gọi bộ đội là chú, gọi công an là thằng chưa?"
Sau đó, ở anh bán hàng rong được đà, ở một vụ việc khác, anh tông thằng xe vào tổ công tác, kéo lê một cán bộ làm nhiệm vụ khoảng 100m, rồi đạp người cán bộ này. Rồi anh lãnh án "2 cuốn lịch".
Trước đó, dân mạng nghĩ rằng, do anh nghèo mới phải làm vậy, cán bộ giàu có rồi làm sao mà hiểu được cho dân.
Rồi mới đây, ở Quảng Ninh xuất hiện một vụ việc chị bán hàng rong bất chấp chỉ thị cách ly của Chính phủ, vẫn bán hàng rong. Trước khi bị tịch thu hàng hóa, bên chính quyền đã nhắc nhở chị nhiều rồi, nhẹ có, răn đe có, nhưng chị vẫn chứng nào tật nấy, vẫn bất chấp an nguy, an toàn của toàn thể xã hội, vi phạm pháp luật. Thậm chí, chị còn cầm dao và la lớn: "Đừng ai lấy của em, hôm trước đã lấy của em rồi". Sau đó chị bị khống chế đưa về giải quyết, chị Phó chủ tịch UBND phường Bãi Cháy nói trước khi xử lý: "Con này, mày có bị điên không?".
Vậy mà chỉ cần chị nói chị nghèo, nhìn hoàn cảnh trong đoạn clip quay lại như vậy là nhận được bao la sự cảm thông của xã hội, dân mạng thì nói chính quyền Quảng Ninh áp bức dân lành, không thấu hiểu cho dân.
Nhưng giờ nếu chị ấy trở thành "trung gian" lây nhiễm, lây bệnh cho những người khác, thì công lao của hàng triệu người sẽ đi trong phút mốt, lệnh giãn cách sẽ tiếp tục, chưa biết bao giờ "mở cửa lại nền kinh tế". Thiệt hại sẽ là vô cùng lớn.
Thôi thì cái nghèo, lại đè lên luật pháp.
Việt Nam là một quốc gia khá kỳ lạ, gia có gia quy nhưng quốc pháp thì bị coi nhẹ, hoặc, phép vua lại thua cái nghèo. Nhắc nhở, răn đe và vẫn tái phạm, cưỡng chế thì bị chửi là "áp bức dân nghèo", vậy thì chỉ còn quỳ xuống năn nỉ người vi phạm "thương cán bộ" mà đi về thôi.
Rồi một nền báo chí, lại tiếp tục bênh cái nghèo, lại vùi dập nguyên tắc "thượng tôn pháp luật". Vì đơn giản, bênh cái "nghèo" thì có view, tạo được sự thương cảm trong người đọc. Đáng lẽ, báo chí cần phải đặt ra một câu hỏi: Tại sao lần thứ tư trong vòng 1 tuần bị nhắc nhở rồi mà vẫn tái phạm? Hay liệu chuẩn nghèo của Việt Nam có khi hơn cả G7 khi một gia đình có bình nóng lạnh, smart TV, điều hòa mà vẫn thuộc chuẩn nghèo nhờ?
Nhắc lại chuyện trong quá khứ, nhà báo viết dòng tiêu đề: "Cú đá đó không dành cho dân" có nhìn lại sau đó, chính anh bán hàng rong mà nhà báo ấy đã bênh, kéo lê và đạp ngã cán bộ hay không?
Rồi mình nhớ đến vụ ông tài xế chở tôn nhưng không bịt đầu, rồi một cháu bé đâm vào khối tôn ấy và mất mạng. Và rồi, lại bài ca "nghèo", "chẳng may" hoặc "vì miếng cơm manh áo", thậm chí có người còn trách ngược lại gia đình cháu bé, rằng sao không tránh xe tôn ấy?

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và cận cảnh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG CỖ MÁY GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐƯỜNG PHỐ Nhìn chiếc xe máy được gắn với một chiếc xích lô chở những tấm tôn lợp mái sắc như dao thái phở chợ Phùng Khoang, lao như máy chém Ngô Đình Diệm trên đường hẳn các bạn sẽ ngạc nhiên và sợ vãi c**. Ngạc nhiên về sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, bởi nếu không buông lỏng quản lý thì làm sao một phương tiện giết người nhân danh cái nghèo cái khổ lại có thể băng băng trên đường? Các anh chi cũng sẽ ngạc nhiên về sự sáng tạo và sự liều lĩnh của gã lái xe. Sao mà không ngạc nhiên khi mà người nghèo lại có thể tích hợp được một chiếc Dream thần thánh với một chiếc xích lô phiên bản Khang Hy vào thành một cỗ máy vận tải. Sao mà không ngạc nhiên khi mà người ta lại có thể điều khiển được phương tiện trong tư thế nằm như trong hình. Tay trái tăng giảm số, tay phải điều khiển tốc độ qua kiểm soát mức tiêu hao nhiên liệu. Bụng được bố trí nằm dài trên yên xe thay cho mông đít chai lỳ và 2 chân anh được dùng để trang trí.  Hẳ
XÚC PHẠM NGƯỜI KHÁC TRÊN FACEBOOK, ANH QUÁCH DUY BỊ PHẠT 7,5 TRIỆU ĐỒNG Anh Quách Duy - Một cán bộ văn phòng UBND TP. HCM mới bị xử phạt hành chính vì đăng bài có nội dung vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín cá nhân khác. Sáng nay 24/5/2019, ông Nguyễn Đức Thọ, chánh thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM, xác nhận Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có quyết định xử phạt hành chính đối với ông Quách Duy, sinh năm 1982, hiện là chuyên viên văn phòng UBND TP.HCM. Ông Duy bị xử phạt vì viết bài đăng trên Facebook có nội dụng vu khống, xúc phạm danh dự người khác. Cụ thể, theo Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, lúc 17h38 ngày 9/4/2019, bài viết “Đốt củi” đăng trên Facebook Duy Quách do ông Quách Duy thiết lập, đăng ký sử dụng đã đưa thông tin “Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra vụ giao “đất vàng” giá rẻ liên quan đến Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến và Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiếp nhận hồ sơ, đ

Chủ tịch nước tuyên thệ nhậm chức

Chiều 23-10, sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 tuyên thệ nhậm chức. Chiều 23-10, trước Quốc hội, Trưởng ban Kiểm phiếu Bùi Văn Cường công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước. Theo đó, 99,79% đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2020. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 tuyên thệ nhậm chức. Sau khi, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo nghị quyết bầu Chủ tịch nước, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước. Tiếp đó, Tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức. Ông nói:  Trước cờ đỏ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước, tôi, Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam