Chuyển đến nội dung chính

WHO VÀ MỸ MONG MUỐN VIETNAM CHIA SẺ KINH NGHIỆM PHÒNG CHỐNG COVID-19


Nói ra ngại quá đi. Anh em mõm lông rõ ràng không thích nghe chuyện này. Nhất là mấy anh chị thường xuyên bỉ bôi, chê bai việc chúng ta triển khai thực hiện phòng chống dịch Covid-19 trên thực tế. 

Kết quả công tác phòng chống Covid-19 khiến Mỹ phải đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các điểm đến có thể lây lan Covid-19 và công nhận Việt Nam là điểm đến an toàn.

Hôm nay, Tổ chức Y tế Thế giới và ngay cả Mỹ cũng "mong muốn" được Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm. Hehe, xin thì cho thôi, tiếc gì. Cứu độ cả thế giới cơ mà.

Hẳn là các anh chị cuồng Mỹ không còn gì để nghi ngờ về năng lực điều hành của Chính phủ Việt Nam cũng như khả năng to lớn của nền Y tế Việt Nam, vì kết quả đó là do Mỹ điều tra, công bố. Nhẻ?

***

Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) đã có buổi làm việc với đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC) về công tác phòng chống dịch.

Toàn cảnh buổi làm việc - Ảnh: VGP/Đình Nam

Chống dịch là công việc mang tính toàn cầu

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc lại, ngày 28 Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, Việt Nam đã có cuộc họp để tham khảo ý kiến góp ý của WHO và US CDC, qua đó ra quyết định triển khai khai báo y tế đối với những người đến từ vùng có dịch, cao hơn khuyến nghị của WHO. Việt Nam xác định phòng, chống dịch bệnh COVID-19 là công việc mang tính toàn cầu, làm tốt ở Việt Nam là đóng góp với thế giới.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, đây là dịch bệnh mới, nhiều diễn biến khó lường nên Việt Nam vừa làm vừa phải rút kinh nghiệm, điều chỉnh những điểm chưa hợp lý. Đến thời điểm hiện tại, diễn biến dịch bệnh trên thế giới đã bước sang giai đoạn mới. Việt Nam đã dự tính một số biện pháp mới nên muốn nghe, tham khảo ý kiến của WHO, CDC trước khi quyết định.

Tại buổi làm việc, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế đã thông tin với đại diện WHO, US CDC về tình hình dịch bệnh trong nước, đồng thời chia sẻ các giải pháp kiểm soát ngăn chặn triệt để nguồn dịch từ bên ngoài vào. Theo đó, Việt Nam đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân trong phòng chống dịch bệnh (khác với trước đây việc phòng chống dịch bệnh do ngành y tế là chủ lực). Tất cả các bộ, ngành, địa phương đều quyết liệt vào cuộc phòng, chống theo sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương.

Việt Nam cũng thực hiện phát hiện, cách ly, điều trị theo phương châm “4 tại chỗ” để chủ động ứng phó với dịch bệnh. Về khoanh vùng dập dịch, Việt Nam xác định quy mô dịch bệnh ở mức độ nào thì tổ chức cách ly, khoanh vùng ở mức độ đó. Ví dụ, như ở xã Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, quy mô dịch ở cấp xã thì khoanh vùng toàn xã chứ không khoanh vùng rộng hơn,… Qua đó, tổ chức cách ly theo các vành đai chặt chẽ (cách ly tập trung, cách ly tại nhà…) từ vòng trong ra vòng ngoài để tránh lây nhiễm.

Về chuyên môn, Việt Nam tập trung giám sát phát hiện sớm ca bệnh để điều trị tại chỗ; thực hiện giám sát, xét nghiệm sàng lọc; tổ chức cách ly y tế theo các lớp; điều trị trên toàn tuyến, tránh tình trạng tập trung về Trung ương.

Hiện Việt Nam đã chữa thành công các ca nhiễm COVID-19 cả ở y tế tuyến huyện. Không tập trung quá đông người ở một địa điểm. Phác đồ điều trị của Việt Nam liên tục được cập nhật, bổ sung trên cơ sở rút kinh nghiệm thực tế điều trị và cập nhật kinh nghiệm của thế giới. Việt Nam cũng đã và đang chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu phát triển các sinh phẩm để phục vụ cho việc chẩn đoán…

Ông Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Đình Nam

Chính phủ Việt Nam đã hành động rất nhanh, rất kiên quyết

Phát biểu tại buổi làm việc, đại diện WHO và CDC đều đánh giá cao công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Việt Nam, cho rằng Việt Nam đã phòng chống dịch bệnh với quyết tâm rất cao, các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Cập nhật nhanh diễn biến dịch bệnh trên toàn cầu, ông Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, nhấn mạnh thông tin các ca bệnh đang tăng nhanh ngoài Trung Quốc trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã hiểu rõ hơn về COVID-19 so với 2 tháng trước đó, cả về đặc điểm dịch tễ học, hệ số lây truyền, đường lây truyền, các giải pháp ngăn ngừa, điều trị, các giải pháp ngăn ngừa lây nhiễm chéo trong bệnh viện, lây nhiễm đối với nhân viên y tế,…

Đại diện WHO cho rằng việc kiểm soát COVID-19 lây lan trên toàn cầu là vô cùng khó khăn, đồng thời bày tỏ, cộng đồng quốc tế cũng mong Việt Nam chia sẻ các bài học kinh nghiệm về tổ chức cách ly, ngăn ngừa, điều trị dịch bệnh.

Ông Kidong Park chia sẻ thêm, WHO đã khuyến cáo các nước cần làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó tình trạng COVID-19 lây lan rộng trong cộng đồng. Đại diện WHO ghi nhận Việt Nam đã chuẩn bị tốt công tác này, các kịch bản ứng phó với mọi tình huống đã đặt sẵn ở trên bàn, nhưng vẫn cần tiếp tục phải rà soát lại bởi khả năng này đang tới gần. WHO đánh giá cao nỗ lực và các biện pháp mạnh của Chính phủ Việt Nam trong 2 tháng qua. Việt Nam đã chia sẻ thông tin một cách minh bạch, đặc biệt là công tác cách ly, khoanh vùng, điều trị, để phối hợp cùng với các nước trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên quy mô toàn cầu.

Ông Mathew Moore, đại diện US CDC phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Đình Nam

Trong khi đó, đại diện US CDC, ông Mathew Moore nhìn nhận: Chính phủ Việt Nam đã hành động rất nhanh, rất kiên quyết, hiệu quả. Với sự vào cuộc đồng bộ từ Trung ương tới địa phương nên đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chỉ mới có 16 ca nhiễm COVID-19 và đều đã được chữa khỏi. Kết quả này cho thấy “những nỗ lực tuyệt vời của các bạn trong ứng phó với dịch bệnh”, góp phần vào công cuộc ngăn ngừa dịch bệnh của thế giới. US CDC tự hào đã đồng hành cùng Việt Nam trong việc phòng chống dịch bệnh ngay từ đầu.

Đại diện CDC bày tỏ mong muốn Việt Nam tiếp tục chia sẻ thông tin, kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh COVID-19 với cộng đồng quốc tế; chia sẻ thông tin về bản đồ gene của virus gây bệnh ở Việt Nam; đề nghị Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện mạnh mẽ các biện pháp để kiểm soát rủi ro; đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục cộng tác chặt chẽ với các cơ quan hữu quan của Việt Nam trong ứng phó dịch bệnh.

Trao đổi tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao đổi thêm một số kinh nghiệm của Việt Nam trong việc huy động, tổ chức các lực lượng phòng chống dịch bệnh; phân tuyến cách ly, tổ chức điều trị… Phó Thủ tướng khẳng định, tinh thần của Việt Nam là luôn sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu nhất để tình huống xấu không xảy ra. Phó Thủ tướng, cảm ơn và bày tỏ mong muốn WHO, US CDC tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong ứng phó dịch bệnh COVID-19./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG CỖ MÁY GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐƯỜNG PHỐ Nhìn chiếc xe máy được gắn với một chiếc xích lô chở những tấm tôn lợp mái sắc như dao thái phở chợ Phùng Khoang, lao như máy chém Ngô Đình Diệm trên đường hẳn các bạn sẽ ngạc nhiên và sợ vãi c**. Ngạc nhiên về sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, bởi nếu không buông lỏng quản lý thì làm sao một phương tiện giết người nhân danh cái nghèo cái khổ lại có thể băng băng trên đường? Các anh chi cũng sẽ ngạc nhiên về sự sáng tạo và sự liều lĩnh của gã lái xe. Sao mà không ngạc nhiên khi mà người nghèo lại có thể tích hợp được một chiếc Dream thần thánh với một chiếc xích lô phiên bản Khang Hy vào thành một cỗ máy vận tải. Sao mà không ngạc nhiên khi mà người ta lại có thể điều khiển được phương tiện trong tư thế nằm như trong hình. Tay trái tăng giảm số, tay phải điều khiển tốc độ qua kiểm soát mức tiêu hao nhiên liệu. Bụng được bố trí nằm dài trên yên xe thay cho mông đít chai lỳ và 2 chân anh được dùng để trang trí.  Hẳ
XÚC PHẠM NGƯỜI KHÁC TRÊN FACEBOOK, ANH QUÁCH DUY BỊ PHẠT 7,5 TRIỆU ĐỒNG Anh Quách Duy - Một cán bộ văn phòng UBND TP. HCM mới bị xử phạt hành chính vì đăng bài có nội dung vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín cá nhân khác. Sáng nay 24/5/2019, ông Nguyễn Đức Thọ, chánh thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM, xác nhận Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có quyết định xử phạt hành chính đối với ông Quách Duy, sinh năm 1982, hiện là chuyên viên văn phòng UBND TP.HCM. Ông Duy bị xử phạt vì viết bài đăng trên Facebook có nội dụng vu khống, xúc phạm danh dự người khác. Cụ thể, theo Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, lúc 17h38 ngày 9/4/2019, bài viết “Đốt củi” đăng trên Facebook Duy Quách do ông Quách Duy thiết lập, đăng ký sử dụng đã đưa thông tin “Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra vụ giao “đất vàng” giá rẻ liên quan đến Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến và Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiếp nhận hồ sơ, đ
  ĐỪNG ĐỂ VĂN HOÁ NƯỚC NHÀ LÂM NGUY TRƯỚC CÁC LÀN SÓNG SÙNG NGOẠI, LAI CĂNG Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó có Việt Nam, là nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ dễ bị choáng ngợp, thậm chí bị “mù màu” trước các làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập, từ đó thiếu tỉnh táo suy xét, nhận biết, phân biệt đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn và bị hòa lẫn vào cái ma trận văn hóa mà người ta gọi là sùng ngoại, lai căng. Hình thức lai căng, nội dung nhảm nhí, lệch lạc Sùng ngoại là thái độ sùng bái mù quáng vào yếu tố ngoại lai. Còn lai căng được hiểu là pha trộn nhiều thứ có tính chất lai tạp, lố lăng. Thông thường sùng ngoại đi liền với lai căng như hình với bóng, tác động tương hỗ cho nhau và là con đường ngắn nhất dẫn đến bào mòn bản sắc, phai nhạt giá trị truyền thống tốt đẹp và dần đánh mất mã gene văn hóa của ông cha chảy trong huyết quản của mỗi