Chuyển đến nội dung chính

PGS TRẦN THỊ KIM OANH CÓ ĐẠO VĂN KHÔNG?


(GDVN) - Lãnh đạo Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cho biết bước đầu đã xử lý vi phạm đối với Phó Giáo sư – Tiến sĩ Trần Thị Kim Oanh.

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được phản ánh về việc Phó Giáo sư Trần Thị Kim Oanh – Trưởng Bộ môn Tôn giáo học, đạo văn, gây dư luận xấu trong Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). 

Đó là cuốn sách chuyên khảo “Hồi giáo và Hồi giáo ở Việt Nam” được xuất bản vào năm 2013 bởi Nhà xuất bản tôn giáo. Bà Trần Thị Kim Oanh là tác giả đã sử dụng rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau đưa vào cuốn sách này, nhưng lại không ghi trích dẫn.

Ngay trên website của nhà trường, tại mục “Bộ môn Tôn Giáo học” vẫn còn giới thiệu công trình khoa học của bà Trần Thị Kim Oanh có cuốn sách: “Hồi giáo và Hồi giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2013”.

Sách "Hồi giáo và Hồi giáo ở Việt Nam" được ghi là công trình khoa học của bà Trần Thị Kim Oanh. ảnh chụp từ website ussh.vnu.edu.vn

Thông tin tố cáo đã chỉ ra cụ thể việc sao chép ở cuốn sách này như sau: Trang 12 đoạn “Từ Islam xuất phát từ căn ngữ Ả rập... sai lầm” được chép từ sách: Islam (Đức tin và các ứng dụng, tài liệu trên mạng, trang 59);

Trang 13 đoạn “Người sáng lập ra Islam là Muhammad nên đã gán cho Muhammad danh vị Đức giáo chủ... tiếp tục cho đến ngày chấm dứt thế gian” chép trong sách: Islam (Đức tin và các ứng dụng, tài liệu trên mạng, trang 60-61);

Trang 13-14 đoạn: “Do vậy người theo Islam chỉ tôn thờ Thượng Đế duy nhất là Allah... quyền lợi tối hảo cho những người theo Islam” chép từ sách: Islam (Đức tin và các ứng dụng, tài liệu trên mạng, trang 61 - 62)…

Trang 153 -154 đoạn “Đông Nam Á được biết đến... đặc biệt là quốc gia Đông Nam Á Hải Đảo” chép từ ISLAM Ở VIỆT NAM (Tiếng việt) Fatiha Kiểm tra lại Mohamad Djandal và Ibn Ysa, 2009 - 1430, Islamhouse) trang 3-4. 

Một số đoạn trong các trang từ 155 đến 163 chép từ Wikipedia: Người Chăm, đường link: //vi.wikipedia.org/wiki/Người_Chăm và //vi.wikipedia.org/wiki/Người_Chăm Phần sinh hoạt kinh tế.

Một số đoạn trong các trang từ 170 đến 176 đoạn “Mỗi dân tộc, qua từng thời kỳ lại có một lối riêng để tính ngày tháng… Nếu miếng ấy màu đen thì lúc ấy đến giờ thứ sáu, giờ thứ bảy rồi” chép trong “Khảo cứu lịch Chàm” của Nguyễn Khắc Ngữ, trang 51-66, Tạp chí Văn hóa Á Châu, số 5 (Tháng 8 năm 1958); đường link: //tusachtiengviet.com/images/file/xR6cJPFP1ggQANVJ/van-hoa-a-chau- so-5.pdf 

Trang 178-179-180-181 đoạn “Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 60.000 tín đồ Muslim người Chăm, tập trung ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Đồng Nai... Gần đây khi nghiên cứu về Islam ở Việt Nam, đa số các nhà khoa học thống nhất với nhau về sự có mặt của Islam tại Việt Nam và Đông Nam Á vào khoảng thế kỷ IX” chép trong ISLAM Ở VIỆT NAM (Tiếng việt) Fatiha Kiểm tra lại Mohamad Djandal và Ibn Ysa, 2009 - 1430, Islamhouse) Cộng đồng Muslim ở Việt Nam trang 8-9 “Hiện nay… Mê Kông”…

Trang 181-183, đoạn “Ed.Hubert có tìm được trong tài liệu sử nhà Tống, một công thức tựa hồ như “Ollohu Akbar”... thượng đế với một vị lãnh đạo Chăm Pa” chép trong Tạp chí Bách Khoa, số 193-194 ngày 15 tháng 1 năm 1965, Bài viết của DOHAMIE - “Hồi giáo tại Việt Nam”, trang 53-61, đường link: //nhatbook.com/wp-content/uploads/2019/03/nhatbook-Tap-chi-Bach- Khoa-so-193-194-1965.pdf

Trang 189, đoạn “Như vậy... được gọi là Hồi giáo cũ” chép trong sách Nguyễn Hồng Dương (2007); “Một số vấn đề cơ bản về Tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào Chăm ở hai tỉnh Bình Thuận Ninh Thuận hiện nay” Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, trang 129. 

Trang 209-210-211-212-213-214-215-216-217-218, đoạn “Về giáo lý: Tín đồ Chăm Islam luôn giữ gìn nghiêm ngặt những quy định... để tượng trưng cho tiền mua người đàn bà” chép trong Tạp Chí Văn hóa Nguyệt San, số 67, 1962, bài của Nguyễn Khắc Ngữ “Hồi Giáo”, trang 143-148. 

Đây là cuốn sách bà Trần Thị Kim Oanh sử dụng rất nhiều tài liệu từ các nguồn khác nhau, nhưng không trích dẫn.

Những người phản ánh sự việc (đề nghị không nêu tên) cho rằng, cách xử lý của nhà trường chỉ dừng ở mức kiểm điểm, rút kinh nghiệm là quá nhẹ nhàng, không có tính răn đe, ngăn chặn những sự việc tương tự. 

Quan trọng hơn sự việc xảy ra trong môi trường sư phạm, người có vi phạm hàng ngày đứng trên bục giảng sẽ dạy sinh viên thế nào khi mà chính bản thân họ đã thiếu sự trung thực?

Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên lạc với bà Trần Thị Kim Oanh để làm rõ them những thông tin nêu trên, tuy nhiên bà Oanh từ chối với lý do đã thực hiện theo yêu cầu của nhà trường.


Thông báo của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) xử lý vi phạm đối với bà Trần Thị Kim Oanh.

Trường đang xử lý, không bao che sai phạm

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thủy – Trưởng phòng Thanh tra và pháp chế Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cho biết, nhà trường nhận được tố cáo đối với Phó Giáo sư Trần Thị Kim Oanh thời gian trước qua email. Trường đã phản hồi và mời người tố cáo đến để cùng trao đổi làm rõ những thông tin này, nhưng không có ai đến. 

Xét thấy sự việc có liên quan tới uy tín của nhà trường nên Ban giám hiệu đã vào cuộc rà soát, yêu cầu cô Oanh viết tường trình.

Đối với vấn đề này, cô Oanh nhận có sai xót chưa tuân thủ quy định về việc phải trích dẫn trong cuốn sách. Trường nhận thấy đối với các vấn đề nghiên cứu khoa học, nhất là lĩnh vực này rất rộng nên đã yêu cầu cô Oanh rút kinh nghiệm sửa sai.

Nhà trường đã chủ động xử lý vi phạm bước đầu với Phó Giáo sư Trần Thị Kim Oanh. Đây là kết quả xử lý bước đầu và tiếp tục rà soát, kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì sẽ tiếp tục xử lý theo quy định, không bao che sai phạm.

Cũng tại buổi làm việc này, thầy Hoàng Anh Tuấn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn; Tiến sĩ Ngô Kiều Oanh – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ đã xác nhận những thông tin trên.

Tuy nhiên, nhà trường chưa trả lời được một cách rõ ràng là bà Trần Thị Kim Oanh sẽ sửa sai như thế nào? Cuốn sách này đã được thu hồi chưa? Cuốn sách này có được coi là một trong những công trình để tính điểm phong hàm Phó Giáo sư không? Nếu có phải xử lý thế nào?

Hình ảnh bên trái chụp từ bài viết của bà Trần Thị Kim Oanh (năm 2009). Hình ảnh bên phải của tác giả Nguyễn Thị Nguyến (năm 2008)

Những hình ảnh này chỉ là một phần giống nhau đến kỳ lạ giữa bài viết của bà Trần Thị Kim Oanh (năm 2009) và khóa luận của tác giả Nguyễn Thị Nguyến (năm 2008).

Rõ ràng, lãnh đạo Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn sẽ phải làm rõ phản ánh này.

Cần làm rõ hai tác phẩm giống nhau tới hơn 90%?

Những người phản ánh cung cấp thêm tài liệu đề nghị ngoài vi phạm đối với cuốn sách thì cần phải làm rõ vì sao bài viết “Phật giáo với sự nghiệp phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay” của tác giả Trần Thị Kim Oanh (năm 2009) giống khóa luận tốt nghiệp “Vai trò của phật giáo trong xã hội hiện nay” (tác giả: Nguyễn Thị Nguyến năm 2008) tới hơn 90%?

Trong buổi làm việc với nhà trường, phóng viên đã cung cấp tài liệu này và nêu rõ yêu cầu phải báo cáo sự việc này với Hiệu trưởng, khẩn trương kiểm tra, nếu có sai phạm phải xử lý dứt điểm, tránh dư luận xấu cho rằng nhà trường đang bao che cho vi phạm.

Nói thẳng ra nếu việc chép nội dung khóa luận thành bài viết hội thảo khoa học có thật thì lãnh đạo Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn không thể chỉ xử lý ở mức “rút kinh nghiệm”.

Trong trường hợp này, việc đính chính bổ sung thêm trích dẫn cũng trở nên vô nghĩa, bởi nội dung được sao chép (nếu có) đã lên tới hơn 90% thì không còn là sản phẩm riêng của bà Oanh được nữa.

Đại diện phía nhà trường là Phó Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn; Trưởng phòng Thanh tra và pháp chế; Trưởng phòng Tổ chức cán bộ tại buổi làm việc đã tiếp nhận yêu cầu và cho biết sẽ báo cáo lãnh đạo trường để xác minh, làm rõ, không bao che vi phạm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG CỖ MÁY GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐƯỜNG PHỐ Nhìn chiếc xe máy được gắn với một chiếc xích lô chở những tấm tôn lợp mái sắc như dao thái phở chợ Phùng Khoang, lao như máy chém Ngô Đình Diệm trên đường hẳn các bạn sẽ ngạc nhiên và sợ vãi c**. Ngạc nhiên về sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, bởi nếu không buông lỏng quản lý thì làm sao một phương tiện giết người nhân danh cái nghèo cái khổ lại có thể băng băng trên đường? Các anh chi cũng sẽ ngạc nhiên về sự sáng tạo và sự liều lĩnh của gã lái xe. Sao mà không ngạc nhiên khi mà người nghèo lại có thể tích hợp được một chiếc Dream thần thánh với một chiếc xích lô phiên bản Khang Hy vào thành một cỗ máy vận tải. Sao mà không ngạc nhiên khi mà người ta lại có thể điều khiển được phương tiện trong tư thế nằm như trong hình. Tay trái tăng giảm số, tay phải điều khiển tốc độ qua kiểm soát mức tiêu hao nhiên liệu. Bụng được bố trí nằm dài trên yên xe thay cho mông đít chai lỳ và 2 chân anh được dùng để trang trí.  Hẳ
XÚC PHẠM NGƯỜI KHÁC TRÊN FACEBOOK, ANH QUÁCH DUY BỊ PHẠT 7,5 TRIỆU ĐỒNG Anh Quách Duy - Một cán bộ văn phòng UBND TP. HCM mới bị xử phạt hành chính vì đăng bài có nội dung vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín cá nhân khác. Sáng nay 24/5/2019, ông Nguyễn Đức Thọ, chánh thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM, xác nhận Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có quyết định xử phạt hành chính đối với ông Quách Duy, sinh năm 1982, hiện là chuyên viên văn phòng UBND TP.HCM. Ông Duy bị xử phạt vì viết bài đăng trên Facebook có nội dụng vu khống, xúc phạm danh dự người khác. Cụ thể, theo Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, lúc 17h38 ngày 9/4/2019, bài viết “Đốt củi” đăng trên Facebook Duy Quách do ông Quách Duy thiết lập, đăng ký sử dụng đã đưa thông tin “Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra vụ giao “đất vàng” giá rẻ liên quan đến Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến và Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiếp nhận hồ sơ, đ

Chủ tịch nước tuyên thệ nhậm chức

Chiều 23-10, sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 tuyên thệ nhậm chức. Chiều 23-10, trước Quốc hội, Trưởng ban Kiểm phiếu Bùi Văn Cường công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước. Theo đó, 99,79% đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2020. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 tuyên thệ nhậm chức. Sau khi, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo nghị quyết bầu Chủ tịch nước, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước. Tiếp đó, Tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức. Ông nói:  Trước cờ đỏ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước, tôi, Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam