NHÂN CHUYỆN TẬP ĐOÀN SUNGROUP BỊ ĐÁNH NÓI VỀ NGƯỜI LÀM BÁO
Làng phây bắt đầu phẫn nộ chuyện báo Phụ Nữ TP.HCM đăng bài điều tra có nhận quà hối lộ là chiếc túi hàng hiệu Dior, sau khi ăn tôm hùm của Sungroup no say rồi về tòa soạn lập biên bản nhận quà, viết bài đánh Tập đoàn Sungroup nhưng lại bêu tên nữ giám đốc truyền thông của tập đoàn để thể hiện mình trong sạch.
Ngày trước Mệ từng nghe có nhà báo đã đi chơi đĩ quỵt tiền rồi còn về viết loạt bài phê phán nghề bán dâm là cặn bã, chửi mấy con đĩ rảnh háng nằm ngửa kiếm tiền là dơ. Nhà báo kiểu gì mà nhẫn tâm dơ dáy.
Bữa nay thấy Báo Phụ Nữ cho đăng loạt bài điều tra độc quyền phê phán Sungroup phá rừng trục lợi nhưng nội dung bài báo có đoạn được tác giả thể hiện sau khi ăn tôm hùm, cao lương mỹ vị do Sungroup đãi tiệc, còn nhận túi quà mang về, khi về đến tòa soạn thì mở ra lập biên bản là một chiếc túi hàng hiệu Dior trị giá 2.500 Euro, tương đương 75.000.000 đồng. Ăn uống no say, nhận quà rồi viết bài đánh đã đành, báo còn bêu cả tên nữ giám đốc truyền thông lên nữa thì thật nhẫn tâm.
Mệ đọc thấy còn nhẫn tâm hơn cả chuyện thằng nhà báo chơi đĩ quỵt tiền rồi còn về viết bài thể hiện mình trong sạch, không ngủ với đĩ nữa.
Tổng biên tập Báo Phụ Nữ là bà Lê Huyền Ái Mỹ. Giám đốc truyền thông Sungroup cũng là phụ nữ. Về mặt tuổi tác, Lê Huyền Ái Mỹ tuy già hơn bạn nữ giám đốc truyền thông Sungroup nhiều nhưng đều là phụ nữ với nhau, có đánh Sungroup thì cứ việc viết bài mà đánh, sao lại nhẫn tâm bêu tên người làm truyền thông lên mặt báo để chứng tỏ mình trong sạch lắm sao?
Nếu Mệ nhớ không lầm thì Lê Huyền Ái Mỹ cũng "nổi tiếng" lắm mà, có cần Mệ nhắc lại không. Hay nêu thử chuyện cải lương chi bảo chút cho vui nhỉ?
Xưa nay người ta chỉ bảo phụ nữ lớn tuổi mà chưa chồng có phần khó tính. Mệ không tin ai đó nói phụ nữ lớn tuổi chưa chồng thì nhẫn tâm cả. Nhưng những gì mà cộng đồng mạng đang lên án thì khó có thể không tin.
Người làm truyền thông khổ còn hơn làm dâu trong một dòng họ khó tính. Nhất là phải chiều chuộng các nhà báo.
Nhiều thằng làm báo ất ơ, cả đời không viết nổi bài báo ra hồn, nhân cách nghề nghiệp thì không ra gì mà cũng hạnh họe bắt giới làm truyền thông của DN chiều chuộng hết lòng, ức nhiều khi không nuốt nổi chén cơm, vẫn phải bấm bụng không hở răng nói câu nào.
Người làm truyền thông cũng chỉ làm phận sự của họ. Cái nghề đã khổ rồi. Nhiều người ngồi trước mặt nhà báo, có vui buồn gì cũng phải nhe răng cười như bà điên để làm hài lòng họ nhưng về đến nhà lại ấm ức khóc một mình. Mệ thấy cục xương nằm kề miệng bầy chó đói còn sướng hơn mấy người làm nghề truyền thông. Bêu tên họ lên mặt báo có làm mình trong sạch hơn chăng?
Nhận xét
Đăng nhận xét