VÌ SAO VIỆT NAM CHƯA NỔ SÚNG TRƯỚC HÀNH VI NGANG NGƯỢC CỦA TRUNG QUỐC TẠI BÃI TƯ CHÍNH
Mấy ngày qua tình hình biển Đông nóng hơn bao giờ hết bởi có thông tin cuộc đụng độ giữa tàu Việt và tàu Trung Quốc ở bãi Tư Chính đã được một số kẻ xuyên tạc. Chúng tung những tin giả mạo “Trung Quốc đưa tàu thăm dò xuống bãi Tư Chính, xảy ra xung đột lớn”, “Dân quân biển Trung Quốc ồ ạt tiến đến Tư Chính với hộ tống của tàu khủng” làm nhiều chiến sĩ của Việt Nam hi sinh khi làm nhiệm vụ trên biển. Chúng kịch liệt lên án báo chí chính thống “im lặng” không dám đưa tin về lực lượng hải quân ta bị hải quân Trung Quốc “tấn công”, Thậm chí, chúng còn vu cáo “nhà cầm quyền Việt Nam hèn nhát, bưng bít thông tin”… Vậy Việt Nam có nên nổ súng để giành chủ quyền?
Tàu hải cảnh số hiệu 3901 trọng tải 12.000 tấn của Trung Quốc, một trong các tàu tham gia hộ tống tàu khảo sát Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam
Bãi Tư Chính là khu vực giàu năng lượng và là tâm điểm của các vụ căng thẳng hàng hải giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trong khi Trung Quốc luôn tìm mọi cách ngăn chặn Việt Nam tiến hành thăm dò trong khu vực mà Trung Quốc coi là đang tranh chấp này. Hiện ngoài khơi bãi Tư Chính của Việt Nam – nơi giàn khoan dầu Hakuryu 5 của Nhật Bản đã bắt đầu hoạt động khoan vào ngày 12/5 theo hợp đồng với hãng Rosneft Vietnam B.V. Bên cạnh đó còn có chân đế giàn khoan 14.000 tấn của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đang hoạt động.
Hành động khẳng định bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam khiến Trung Quốc tức tối. Bắc Kinh đã cho tàu khảo sát Haiyang Dizhi 8 tiến vào khu vực bãi Tư Chính, con tàu này được hộ tống bởi một số tàu cảnh sát biển Trung Quốc. Nhằm mục đích ngăn chặn việc khai thác dầu của Việt Nam.
Sự kiện lần này cho thấy Trung Quốc đang thể hiện rõ dã tâm độc chiếm biển Đông của mình khi cố tình vi phạm Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Tuy nhiên, không vì hành động ngang ngược của Bắc Kinh mà Hà Nội nhượng bộ. Trong khi Bộ Ngoại giao Việt Nam liên tục lên tiếng khẳng định sẽ kiên quyết “chống lại hành vi vi phạm” của Trung Quốc trên Biển Đông, thì lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã ngày đêm chiến đấu để bảo vệ chủ quyền.
Tuy nhiên, trong cộng đồng những người Việt Nam ở Việt Nam và Việt Nam ở nước ngoài lại xuất hiện không ít “anh hùng bàn phím” cho rằng Việt Nam “hèn với giặc, ác với dân không chịu nổ súng xử lý Trung Quốc như các cường quốc khác” hay “tại sao Việt Nam không nổ súng?”. Mục đích của những kẻ này thì quá rõ, kết quả cuối cùng là có những cuộc biểu tình, bạo loạn gây ảnh hưởng xấu đến tình hình chính trị của đất nước hoặc làm căng thẳng thêm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc, từng bước biến Việt Nam thành quốc gia bị cô lập.
Cần phải khẳng định rằng quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta trong vấn đề biển Đông luôn là “giải quyết bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở tôn trọng tuyệt đối luật pháp quốc tế”. Các tổ chức quốc tế, các quốc gia nước ngoài cũng từng lên tiếng ủng hộ tuyệt đối quan điểm giải quyết này của Việt Nam. Trên thực tế, Việt Nam chứng minh được chủ quyền của quốc gia; chứng minh được biện pháp đấu tranh bảo vệ chủ quyền của mình là phù hợp với luật pháp quốc tế. Nên, đây là lý do chính yếu mà hầu hết các quốc gia khác đều lên tiếng ủng hộ Việt Nam mà không hề ủng hộ Trung Quốc.
Có thể thấy, nếu Việt Nam nổ súng trước sẽ sập bẫy của Trung Quốc. Khi ấy, bãi Tư Chính sẽ trở thành nơi tranh chấp quân sự. Trung Quốc sẽ diện cớ này mà gây hấn, điều động lực lượng đến gây chiến. Và như thế sẽ làm khơi mào cuộc chiến tranh.
Trong cuộc chiến để bảo vệ chủ quyền, chúng ta không thể chỉ “đơn thuần” bằng “tiếng súng” mà cần “đấu tranh không khói đạn” một cách khéo léo. Khéo léo là để bảo vệ chính sự ổn định, sự phát triển của quốc gia. Đừng để sự nóng giận làm chúng ta tự đánh mất sức mạnh quốc gia, đừng để chúng ta tự đẩy mình vào thế bị làm khó.
Là một người Việt Nam, chúng ta đều cảm thấy ấm ức trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc, nhưng cần bình tĩnh bởi Đảng, Nhà nước ta đang cố gắng tìm mọi cách giải quyết vấn đề này bằng phương pháp hòa bình và đang nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Không “nổ súng” không phải là vì “hèn nhát” mà là vì mong muốn không xảy ra chiến tranh. Như thế hậu quả sẽ vô cùng nặng nề!!!
Nhận xét
Đăng nhận xét