Venezuela vốn là quốc gia giầu có với trữ lượng giầu mỏ lớn nhất thế giới. Nhưng đây lại là nguồn thu duy nhất của đất nước, chiếm hơn 95% doanh thu của Venezuela từ xuất khẩu. Vì thế giá dầu năm 2014 nằm ở mức hơn 100 USD một thùng. Bây giờ, giá dầu chỉ khoảng 50 USD một thùng, sau khi giảm xuống mức thấp 26 USD vào đầu năm 2018 khiến nền kinh tế nước này suy giảm nhanh chóng. Tính đến thời điểm hiện tại, Nước này nợ 35 tỷ USD trong khi ngân hàng trung ương đang bị cạn kiệt.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng Venezuela hiện nay, một trong số nguyên nhân chính là do: Nước này quá phụ thuộc vào dầu mỏ, chính phủ quản lý kinh tế yếu kém và tình trạng cấm vận của Mỹ và Liên minh châu Âu.
Ủa, vì sao Mỹ và Liên minh châu Âu cấm vận nước này: Thật ra Hoa Kỳ vốn chẳng ưa gì Venezuela. Mặc dù nước này là chế độ dân chủ đa đảng với quốc hội và chính phủ như mô hình phương Tây, song người lãnh đạo hiện đang là Nicolas Maduro, chủ tịch đảng Ðảng Xã hội Chủ nghĩa thống nhất Venezuela là một chính đảng cánh tả theo học thuyết Chủ nghĩa xã hội Thế kỷ 21. Mà Trump lại không khoái quốc gia nào theo Chủ nghĩa xã hội. Venezuela có nguồn dầu mỏ khổng lồ, tổng thống lại thân Nga nên Hoa Kỳ luôn coi Maduro là cái gai trong mắt.
Trong năm 2018, Chính phủ Venezuela muốn khắc phục khủng hoảng chính trị và kinh tế, song quốc hội do đa số ghế của phe đối lập nắm giữ không thông qua khiến bất đồng, không những thế còn kêu gọi biểu tình gây áp lực cho tổng thống từ chức. Vì thế chính phủ nước này đã thành lập cuộc bầu cử để bầu ra Hội đồng lập hiến để thay thế cho Quốc hội Venezuela nhằm nhanh chóng thống nhất được phương án giải quyết khủng hoảng. Tất nhiên quyết định này sẽ có người ủng hộ người không, đặc biệt là Mỹ vốn không ưa tư tưởng chính trị của ông Maduro, nên đã ra sức phá cuộc bầu cử. Khi cuộc bầu cử này thực hiện thành công, Nhà Trắng vin lý do cáo buộc Venezuela trấn áp tự do ngôn luận và áp đặt cấm vận. Chiêu bài tự do ngôn luận xưa nay là chiêu bài quen thuộc của Hoa Kỳ và vẫn đang được áp dụng triệt để.
Đến đây mới thấy, Hoa Kỳ rất thích can dự vấn đề nội bộ của nước khác. Điều này chắc hẳn chúng ta chả ai lạ gì. Hoa Kỳ coi bầu cử hội đồng lập hiến của Venezuela là vi hiến, song gần đây, công khai công nhận một cách TRÁI NGƯỢC LUẬT QUỐC TẾ ủng hộ Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido sau khi ông này tuyên bố mình là tổng thống lâm thời để lật đổ chính quyền của Nicolas Maduro. Chủ tịch quốc hội tự tuyên bố tổng thống rõ ràng là hành vi vi hiến. Ấy vậy mà Chính phủ Hoa Kỳ và chư hầu lại mô tả Maduro – Vị tổng thống được dân bầu – là bất hợp pháp, và công nhận Juan Guido - kẻ tự phong là tổng thống – là hợp pháp. Đây là một hành động ngược đời theo kiểu “Tao giầu tao mạnh, tao làm luật” của chính quyền Trump. Thậm chí, Washington đang tìm cách điều chuyển nguồn thu nhập từ dầu mỏ của Venezuela đi vào thẩm quyền quản lý của lãnh đạo phe đối lập, "tổng thống tự xưng" Juan Guaido, nhằm mục tiêu cắt nguồn tài chính và tăng thêm sự cô lập với tổng thống Nicolas Maduro.
Dễ thấy Venezuela đang khủng hoảng. Chính phủ Venezuela tìm giải pháp khắc phục, song do đa đảng khiến vấn đề thống nhất cách thức giải quyết trở nên phức tạp, làm khủng hoảng thêm trầm trọng mà không có lối thoát thay thế. Bất cập này không chỉ diễn ra tại Venezuela và còn đang hiện hữu ngay tại Hoa Kỳ, khi bất đồng giữa tổng thống Trump và quốc hội về vấn đề xây dựng bức tường 3.5 tỷ USD với Mexico khiến chính phủ nước này đóng cửa tận 35 ngày nay khiến thiệt hại kinh tế hàng chục tỷ USD mà vẫn chưa dừng lại.
Quay lại vấn đề của Venezuela, bài học nhãn tiền từ việc Hoa Kỳ thọc mũi vào công việc nội bộ các nước khác như Syria, Lybia và để lại những mảnh đất chết chóc, loạn lạc khiến đại đa số người dân nước này đề phòng. Đặc biệt quân đội Venezuela vẫn đang tuyên bố trung thành với chính phủ và tổng thống Maduro khiến kế hoạch xây dựng chính quyền đối lập Juan Guaido của Hoa Kỳ gặp không ít khó khăn. Chưa biết dân Venezuela được hưởng lợi gì nếu Guaido lật đổ thành công Maduro, nhưng chắc chắn khi ấy Hoa Kỳ sẽ có thêm một chư hầu mới, hay một con rối để Hoa Kỳ gây ảnh hưởng trên khu vực Mỹ La Tinh.
Diễn biến của Venezuela cho thấy, một đất nước không mạnh về kinh tế và chính trị, khi đa đảng theo mô hình phương Tây rất khó thống nhất đường lối phát triển và dễ bị nước ngoài can thiệp. Nội bất ổn, ngoại xâm lăng, Venezuela sẽ trở nên tung tóe trong nay mai. Dân Việt nhiều người xính cái thứ dân chủ giả tạo mà Mỹ rêu rao, kêu gọi đa nguyên đa đảng mù quáng mà không nhìn thấy cái lợi ít hại nhiều của việc này. Thứ quý giá nhất là hòa bình, ổn định, tự do, độc lập dân tộc là nền móng cơ bản của mọi sự phát triển nhất định không thể đem ra đánh bạc với chiêu bài dân chủ của Hoa Kỳ.
Dân chủ là gì? Với Hoa Kỳ, là lật đổ tổng thống dân bầu của nước khác, nếu thích. Là thích thì cấm vận nếu không chịu quy phục, đem lại lợi ích cho Hoa Kỳ. Thậm chí cái Facebook, sản phẩm của nền dân chủ cũng tự động bỏ tick xanh xác thực tài khoản của tổng thông Maduro, mới thấy nước này chơi bẩn chính trị thế nào. Nhìn sang Ả Rập Xê Út, một đất nước cũng độc tài hạng nặng, phụ nữ thậm chí không thể đi bất cứ đâu một mình, không đươc cấp bằng lái, không được đi phương tiện công cộng như xe bus, không được phép mở cửa tiếp khách, luôn phải trùm khăn kín đầu… nhưng xưa nay ngoan ngoãn nghe lời Hoa Kỳ nên được cho yên ổn làm ăn.
Ấy thế mới biết dân chủ chỉ là thứ nửa vời, chỉ là bánh vẽ để Hoa Kỳ nhử mồi những kẻ tham lam, bán rẻ dân tộc để hưởng lợi bản thân. Ở Việt Nam, nhiều kẻ gân cổ kêu gào dân chủ đa đảng thực chất chúng chỉ cố kiếm tấm vé nhập cư sang Mỹ. Những bất công nếu có xảy ra trong nước, chúng kêu gào phỉ báng chính quyền. Khi bất công xảy ra với người Việt tại nước ngoài, thậm chí ở Anh, Mỹ, chúng im thít như chó quấn chân chủ.
VẬY NÊN DÂN CHỦ KIỂU MỸ Ư? ĐÂY CÓC CẦN!
Nhận xét
Đăng nhận xét