Pháp Luân Công gọi đầy đủ là Pháp Luân Đại Pháp
do Lý Hồng Chí (sinh năm 1952 người Trung Quốc) sáng lập năm
1992, tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. Đây là một môn sử
dụng thiền, các bài tập sinh lực, và các bài giảng đạo đức làm phương tiện để
tu luyện tâm và thân, với mong muốn cuối cùng là sự chuyển hóa tinh thần, ở
phương Đông gọi là “giác ngộ”.
Pháp Luân Công không có bất kỳ tín điều hoặc
nghề nghiệp tín ngưỡng nào; không có các lễ nghi kết nạp nhằm phân biệt những
người theo và những người không theo; không có cấu trúc tổ chức; không có các
tài sản vật chất, ví dụ như các nhà cầu nguyện; không có sự thờ cúng hoặc sự
hiến dâng cho bất kỳ vị thần cụ thể nào hoặc sự kết hợp của những cái như vậy.
Pháp Luân Công không là một tôn giáo.
Tuy nhiên, bên cạnh một số mặt tích cực của
việc tập luyện Pháp Luân Công (như: rèn luyện sức khỏe, giảm stress, cân bằng
xúc cảm, gia tăng năng lượng, thư giãn) thì trong nội dung tuyên truyền của
Pháp Luân Công lại có một số quan điểm phản khoa học như: “người tập Pháp Luân Công làm cho con người đạt đến
khai công, khai ngộ, công thành viên mãn, linh hồn bất diệt; ai ngăn cản là ma
quỷ”; hoặc “nguyên nhân của bệnh tật là do những việc xấu của
kiếp trước, nếu tin tưởng vào luyện công, dừng ngay việc uống thuốc, không cần khám
chữa trị tự nhiên có người chữa trị cho…”.
Ở Trung Quốc, Pháp Luân Công phát triển rất
nhanh và thu hút nhiều người tham gia tập luyện. Nhưng không dừng ở việc lôi
kéo thêm đệ tử tập luyện, năm 1999 Pháp Luân Công kích động các đệ tử tiến hành
nhiều cuộc biểu tình, bao vây trụ sở các cơ quan nhà nước, gây rối trật tự công
công ở Trung Quốc. Sau đó, Lý Hồng Chí và một số thành viên cốt cán phải trốn
sang Mỹ tiếp tục phát triển Pháp Luân Công, thành lập tổ chức “Tổng hội Pháp
Luân Công”, tuyên truyền chống Đảng cộng sản Trung Quốc.
Mấy năm trở lại đây, Pháp Luân Công truyền bá
mạnh mẽ ở Việt Nam. Những người theo Pháp Luân Công còn lập ra nhiều trang web,
blog để quảng bá và thu hút các đệ tử với 4 nội dung chính:
- Cập nhật tình hình học viên bị đàn áp ở TQ và
phản đối hành động đàn áp của Đảng cộng sản Trung Quốc.
- Cập nhật hoạt động tập luyện, thiện nguyện
của học viên PLC VN.
- Giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn tu luyện.
- Phản bác những quy kết liên quan đến chính
trị, cảnh báo học viên nhưng nguy cơ bị lôi kéo.
Mới nghe, chúng ta thấy hoạt động của Pháp Luân
Công ở Việt Nam mang nhiều nét tích cực, có lợi cho cộng đồng xã hội. Nhiều
người nghĩ: Pháp Luân Công có hoạt động chống đối nhưng là chống đối Đảng cộng
sản Trung Quốc, không chống Đảng, Nhà nước Việt Nam; hơn nữa nghe các trang
quảng bá về Đảng cộng sản Trung Quốc thấy hay hay nên muốn làm đệ tử để thỏa
chí tò mò.
Nhưng thực tế, hoạt động của Pháp Luân Công ở
Việt Nam không chỉ đơn thuần như mọi người lầm tưởng. Qua một số vụ việc đã xảy
ra, chúng ta thấy mục đích của những người đứng đầu tổ chức Pháp Luân Công muốn
lôi kéo thật đông đệ tử thực hiện các hoạt động gây rối để công khai hóa tổ
chức (đúng như kịch bản đã thực hiện ở Trung Quốc). Điển hình như:
- Tháng 8/2012, Trần Quốc Sơn (một thành viên của Pháp Luân Công) đã có hành vi phát tán
tài liệu, truyền đạo trái phép tại Vĩnh Long và đã bị chính quyền tỉnh Vĩnh
Long xử phạt hành chính về hành vi này.
- Tháng 3/2013, Phạm Xuân Giao (một thành viên
tích cực của Pháp Luân Công) lên kế hoạch xếp đồ hình Pháp Luân trên bãi biển
Đà Nẵng vào ngày 13/05; rải 50.000 truyền đơn trái phép ở VN vào tháng 5/2013.
Nhưng sau đó dự định này đã không thực hiện được do các đệ tử ngăn cản.
- Đặc biệt là sáng ngày 23/01/2014 một nhóm đệ
tử Pháp Luân Công do Nguyễn Doãn Kiên cầm đầu đã có hành vi kéo đổ tượng Lê-nin
nhưng bất thành do đứt dây cáp. Lý giải cho hành vi phá hoại này, các đệ tử
Pháp Luân Công cho rằng Lênin là kẻ độc tài, cần phá hủy…
Có thể thấy rằng, Pháp Luân Công ở Việt Nam mặc
dù luôn tuyên truyền là thu hút đệ tử tập luyện nâng cao trí tuệ, sức khỏe
nhưng thực chất lại có nhiều hoạt động gây rối trật tự công cộng, phá hoại tài
sản, vi phạm pháp luật Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần cảnh giác và nhìn nhận rõ
chân tướng, âm mưu của những đối tượng đang muốn tuyên truyền, phát triển Pháp
Luân Công ở Việt Nam.
Ngọc Hải
Nhận xét
Đăng nhận xét