Chuyển đến nội dung chính

Những sự hy sinh lặng lẽ cho cuộc sống bình yên

1. Những ngày cuối tháng 6-2018, nắng rực lửa trên những cung đường Tây Bắc. Một cuộc quây ráp, truy bắt 2 "ông trùm" ma túy, có lệnh truy nã đặc biệt nguy hiểm Nguyễn Thanh Tuân và Nguyễn Văn Thuận tại bản Tà Dê, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã diễn ra rất quy mô và quyết liệt. Xã Lóng Luông thuộc huyện Vân Hồ, giáp ranh với các xã Hang Kia, Pà Cò (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình), vốn được các đối tượng coi là "thánh địa" ma túy bởi hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy cực kì phức tạp.
Hơn 300 CBCS của 11 đơn vị, trong đó chủ công là Công an tỉnh Sơn La và 70 chiến sỹ đặc nhiệm của Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, 10 cán bộ của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý đã tấn công vào Tà Dê, tiêu diệt được 2 tên trùm ma tuý trốn truy nã Nguyễn Thanh Tuân và Nguyễn Văn Thuận, bắt giữ một số đối tượng liên quan, thu giữ nhiều vũ khí quân dụng. 
Các CBCS tham gia quây ráp, bắt giữ các đối tượng phạm tội ở bản Tà Dê.
Trong cuộc quây ráp ấy, tài liệu của các trinh sát đã cho thấy, các đối tượng có hầm trú ẩn, có nhiều loại vũ khí quân dụng để chống trả. Thế nhưng, không thể để tồn tại một boong ke ma túy như thế, đó là nhiệm vụ bất khả thi của các CBCS tham gia chuyên án. 
Các mũi tấn công vào tụ điểm Tà Dê đều xác định tâm lý rằng: cuộc chiến lần này là vô cùng khắc nghiệt, họ phải đối mặt với các đối tượng manh động, sẵn sàng tử thủ vì chúng biết, nếu bị bắt cũng phải đối mặt với án tử hình. 
Các phương tiện hiện đại nhất như xe bọc thép, áo giáp… đã được trang bị cho các cánh quân, nhưng súng đạn đôi khi không có mắt, họ vẫn có thể nằm lại bất cứ lúc nào như người đồng đội Lường Phát Chiêm, cán bộ Phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động Công an tỉnh Sơn La đã anh dũng hy sinh trong một trận truy kích các đối tượng vận chuyển ma tuý ở điểm nóng Vân Hồ rạng sáng 19-7-2014. 
Rồi 3 người đồng đội của họ, cán bộ Công an tỉnh Hòa Bình là Đại tá Hà Thái Yềm, Thượng úy Bùi Quốc Đại, Trung úy Sùng A Trư đã ngã xuống trước loạt đạn của tên trùm ma túy có lệnh truy nã nguy hiểm Vàng A Khua trong trận truy bắt hắn ở bản Hàng Kia 1, xã Hang Kia, huyện Mai Châu (Hòa Bình) đầu năm 2010. 
Nhưng với quyết tâm của lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Công an tỉnh Sơn La và các đơn vị tham gia chuyên án, các cán bộ chiến sỹ tham gia trận quây ráp lần này đã ra trận mang theo một tâm thế: Sẵn sàng hy sinh, vì nước quên thân vì dân phục vụ. 
Tuy nhiên, với kế hoạch chuẩn bị chu đáo, sự tác chiến chính xác, các lực lượng tham gia trận đánh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đảm bảo an toàn cho người dân và lực lượng tham gia.
2. Bên cạnh sự sẵn sàng hy sinh máu thịt trong các cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm, lực lượng CSND còn chấp nhận những hiểm nguy, những hy sinh không mảnh đạn nhưng gặm nhấm nỗi đau tận cùng cả về thể xác và tinh thần. Đó là những con người âm thầm bị nhiễm và phơi nhiễm HIV trong khi làm nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống tội phạm...
Thượng tá Nguyễn Quang Ánh, cán bộ tại Trại giam Thủ Đức thuộc Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp đã bị nhiễm HIV trong một lần làm nhiệm vụ giáo dục, thuyết phục phạm nhân nhiễm HIV. Cả hai vợ chồng anh phát hiện bệnh khi người vợ vào bệnh viện sinh con đầu lòng. Không chịu được cú sốc, vợ anh đã tự tử. Số phận đớn đau nhưng với bản lĩnh của một người CSND, anh Ánh đã vượt lên số phận, hiện vẫn là một trong những điển hình tiên tiến của Trại giam Thủ Đức.
Được công nhận nhiễm HIV trong thi hành công vụ hiện nay trong toàn lực lượng Công an có 2 người (anh Nguyễn Quang Ánh và liệt sỹ Nguyễn Thành Dũng), còn số CBCS bị phơi nhiễm HIV khi làm nhiệm vụ thì rất nhiều. 
Con số các CBCS có hồ sơ phơi nhiễm phải gần nghìn, tuy nhiên còn có rất nhiều trường hợp bị phơi nhiễm nhưng không báo cáo (nhất là các cán bộ trong lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, họ coi như một sự rủi ro vì bị dính máu tội phạm nhiễm HIV không phải một lần). 
Trên tất cả các lĩnh vực đấu tranh với tội phạm, các CBCS của lực lượng Cảnh sát luôn phải đối mặt với nguy cơ phơi nhiễm HIV khi làm nhiệm vụ, đặc biệt là lĩnh vực đấu tranh với tội phạm ma túy. 
Các anh chia sẻ, trong cuộc chiến với tội phạm, dù rất cảnh giác nhưng đôi khi họ cũng không thể tránh được các trường hợp bị phơi nhiễm HIV. Lúc bắt đối tượng, việc quan trọng nhất của trinh sát là phải vô hiệu hoá được vũ khí của chúng (súng, lựu đạn, dao, kiếm) đảm bảo an toàn cho lực lượng vây bắt và chính đối tượng, nên việc bị trầy xước, bị đối tượng cắn xé, cào cấu nhiều khi họ không tránh được. 
Gần đây nhất là trường hợp 8 CBCS của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hưng Yên bị phơi nhiễm trong khi khống chế đối tượng bị nhiễm HIV trong một vụ mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.
Trong vòng 72 giờ, nếu được uống thuốc ARV kịp thời thì những người bị phơi nhiễm hầu hết không bị nhiễm căn bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên, trong 6 tháng điều trị phơi nhiễm, bên cạnh thứ thuốc điều trị tra tấn các anh về mặt thể xác, các anh đôi lúc cũng khó tránh được sự hoang mang khi nghĩ về vợ con, gia đình. 
Còn có những trường hợp như Trung tá Cao Thị Minh Toàn, hiện là Trưởng Công an phường Trần Hưng Đạo, TP Thái Bình, nỗi lo lắng còn khủng khiếp hơn khi chị bị phơi nhiễm HIV đúng thời điểm vừa mang bầu đứa con trai đầu. Lúc đó chị là trinh sát ma túy của Công an TP Thái Bình. 
Chị đã phải đứng trước sự lựa chọn cân não: Chị có thể uống thuốc phơi nhiễm HIV để phòng chống căn bệnh chết người lây nhiễm vào cơ thể nhưng còn mầm sống trong bụng chị, thuốc chống phơi nhiễm sẽ ảnh hưởng đến nó! Cuộc sống của mình hay tính mạng của con? 
Cuối cùng, chị quyết định không uống thuốc chống phơi nhiễm, cùng đứa con chống trả với số phận. Suốt quãng thời gian mang thai, chị phấp phỏm, lo âu, cho  mình thì ít, lo cho con phần nhiều. May mắn làm sao, cả Toàn và đứa con đã không bị lây nhiễm loại vi rút chết người ấy…
3. Trong một lần trả lời phỏng vấn của Báo CAND, Thượng tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, đã rất trăn trở khi nói về sự khốc liệt của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và sự hy sinh của các CBCS trong lực lượng CSND. 
Ông đã nói rằng, trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, nhiều đối tượng tội phạm là những kẻ nguy hiểm, rất manh động, côn đồ, hung hãn, hành vi phạm tội do họ gây ra ở mức án có thể "chung thân, tử hình" nên khi bị phát hiện truy bắt sẽ cực kỳ liều lĩnh, nhất là số có tiền án, nghiện ma túy, các băng, nhóm có vũ khí quân dụng thì những cuộc truy bắt các đối tượng này khốc liệt như một chiến trường nhỏ thực sự. 
Vì vậy, trước mỗi chuyên án, mỗi lần ra quân, các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị nghiệp vụ phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng các kế hoạch hành động, đạt được mục đích yêu cầu nhưng phải đảm bảo an toàn nhất cho nhân dân và lực lượng cán bộ tham gia.
"Tôi luôn nói với các cán bộ, chiến sỹ của mình rằng, chiến sỹ CSND hay CAND luôn mang trong mình một tâm thế "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ". “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai?”, vì vậy, đã là chiến sỹ Công an thì chúng ta sẵn sàng chấp nhận sự rủi ro, hy sinh xương máu vì cuộc sống bình yên của nhân dân và chúng ta nhất định không lùi bước trước cái ác, trước tội phạm. Trong sâu thẳm trái tim, nhân dân luôn hướng về các đồng chí với niềm trân trọng, tự hào, vì sự hy sinh ấy là để cho cuộc sống xanh tươi, trường tồn" - Thứ trưởng Lê Quý Vương đã xúc động nói về những CBCS trong lực lượng CSND của mình như thế. Bởi vì, trong trái tim đồng chí Thứ trưởng và tất cả chúng ta, đều có chung niềm tự hào về: “Cảnh sát Việt Nam mưu trí, dũng cảm, vì nước, vì dân quên thân phục vụ”. 
Hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, 56 năm truyền thống, chiến công nối tiếp chiến công đã bồi đắp nên truyền thống vẻ vang của lực lượng CSND tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước; gắn bó máu thịt với nhân dân, vì nhân dân phục vụ.
Trong cuộc chiến thầm lặng, gian khổ mà khốc liệt đó, tính riêng trong thời kỳ đổi mới đến nay đã có hơn 150 chiến sỹ CSND anh dũng hy sinh trên các trận tuyến đấu tranh chống tội phạm; hơn 1.000 CBCS CSND bị thương hoặc phơi nhiễm HIV; hàng nghìn chiến sỹ bị tổn hại sức khỏe khi thi hành công vụ.
Những cái tên Lưu Thế Hà, Đỗ Kim Thành, Nguyễn Văn Ngữ, Lê Thanh Á, Nguyễn Văn Nhiên, Nguyễn Đức Long, Trần Ngọc Thắng, Phan Công Việt... và còn biết bao anh hùng, liệt sỹ đã dũng cảm chiến đấu, hy sinh, lập nên những chiến công xuất sắc.
Đó không chỉ là niềm tự hào của lực lượng CSND mà hơn thế, đã trở thành một phần của đất nước. Hành động quả cảm, sự hi sinh và máu xương của các liệt sĩ, thương binh CSND đã góp phần làm rạng rỡ trang sử hào hùng của lực lượng CSND Việt Nam.
T. Hòa

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG CỖ MÁY GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐƯỜNG PHỐ Nhìn chiếc xe máy được gắn với một chiếc xích lô chở những tấm tôn lợp mái sắc như dao thái phở chợ Phùng Khoang, lao như máy chém Ngô Đình Diệm trên đường hẳn các bạn sẽ ngạc nhiên và sợ vãi c**. Ngạc nhiên về sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, bởi nếu không buông lỏng quản lý thì làm sao một phương tiện giết người nhân danh cái nghèo cái khổ lại có thể băng băng trên đường? Các anh chi cũng sẽ ngạc nhiên về sự sáng tạo và sự liều lĩnh của gã lái xe. Sao mà không ngạc nhiên khi mà người nghèo lại có thể tích hợp được một chiếc Dream thần thánh với một chiếc xích lô phiên bản Khang Hy vào thành một cỗ máy vận tải. Sao mà không ngạc nhiên khi mà người ta lại có thể điều khiển được phương tiện trong tư thế nằm như trong hình. Tay trái tăng giảm số, tay phải điều khiển tốc độ qua kiểm soát mức tiêu hao nhiên liệu. Bụng được bố trí nằm dài trên yên xe thay cho mông đít chai lỳ và 2 chân anh được dùng để trang trí.  Hẳ
XÚC PHẠM NGƯỜI KHÁC TRÊN FACEBOOK, ANH QUÁCH DUY BỊ PHẠT 7,5 TRIỆU ĐỒNG Anh Quách Duy - Một cán bộ văn phòng UBND TP. HCM mới bị xử phạt hành chính vì đăng bài có nội dung vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín cá nhân khác. Sáng nay 24/5/2019, ông Nguyễn Đức Thọ, chánh thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM, xác nhận Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có quyết định xử phạt hành chính đối với ông Quách Duy, sinh năm 1982, hiện là chuyên viên văn phòng UBND TP.HCM. Ông Duy bị xử phạt vì viết bài đăng trên Facebook có nội dụng vu khống, xúc phạm danh dự người khác. Cụ thể, theo Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, lúc 17h38 ngày 9/4/2019, bài viết “Đốt củi” đăng trên Facebook Duy Quách do ông Quách Duy thiết lập, đăng ký sử dụng đã đưa thông tin “Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra vụ giao “đất vàng” giá rẻ liên quan đến Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến và Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiếp nhận hồ sơ, đ

Chủ tịch nước tuyên thệ nhậm chức

Chiều 23-10, sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 tuyên thệ nhậm chức. Chiều 23-10, trước Quốc hội, Trưởng ban Kiểm phiếu Bùi Văn Cường công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước. Theo đó, 99,79% đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2020. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 tuyên thệ nhậm chức. Sau khi, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo nghị quyết bầu Chủ tịch nước, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước. Tiếp đó, Tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức. Ông nói:  Trước cờ đỏ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước, tôi, Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam