Có lẽ ai ai cũng biết giáo sỹ với tấm áo choàng đen luôn tự xưng mình là người đấu tranh cho nhân quyền dân chủ như Phan Văn Lợi. Nhưng nói tới Linh mục Lợi thì ai cũng biết đó là giáo sỹ với mưu mô xảo quyệt đã lợi dụng tấm áo choàng, lợi dụng Chúa để làm nên những điều xấu, có hại cho đất nước.
LM Phan văn Lợi |
Trong bài phỏng vấn của cha Lợi trên trang blog thanhnienconggiao.blogspot đã nêu lên quan điểm giữa chính trị và người giáo sỹ, theo đó quan điểm của Cha Lợi đã nhìn nhận rằng việc giáo sỹ làm chính trị là làm theo lời Chúa và để đấu tranh cho cái gọi là dân chủ nhân quyền ở Việt Nam thì chỉ có thể đạt được bằng cách là thay đổi quan điểm về chế độ, xây dựng nó theo cấu trúc mới thì mới có được dân chủ nhân quyền.
Sau đây tác giả xin bàn thảo một số quan điểm của Cha Lợi như sau:
Thứ nhất, để biện minh cho cái việc làm chính trị của giáo sỹ thì Phan Văn Lợi đã dẫn lời của Đức Giáo hoàng Phan Xi Cô nói rằng “Nếu Chúa gọi anh chị em trên con đường này thì xin anh chị em lên đường, hãy làm chính trị dù con đường này có thể làm anh chị em đau khổ”.
Quan điểm đó của Đức giáo hoàng ý muốn là giáo dân và giáo sỹ muốn có một xã hội tốt đẹp hơn thì cần có những việc làm để xây dựng cho xã hội chứ không phải là đập vỡ xã hội đó ra nhiều mảnh để mà ghép lại theo ý muốn chủ quan của người lãnh đạo.
Do vậy, dẫn lời này của đức giáo hoàng cha Lợi lại cố tính gán ghép ý muốn rằng phải xóa bỏ chế độ hiện tại để xây dựng một chế độ khác tốt đẹp hơn, điều đó là hoàn toàn sai lầm và mang tính ngụy biện cho lòng tham của một kẻ ngông cuồng, vì dục vọng hơn là vì dân vì nước.
Thứ hai, xét riêng về giáo sỹ Công giáo cha Lợi lại tiếp tực dẫn chứng giáo luật để ngụy biện cho việc làm chính trị của giáo sỹ, quan điểm của cha Lợi đó làm giáo sỹ công giáo cũng là thành viên của xã hội, nhưng ngoài ra còn là thành viên của Giáo hội, có nhiệm vụ duy trì hòa bình và hòa hợp giữa mọi người, dựa trên nền tảng công lý (theo Giáo luật năm 1983, điều 287.1).
Nhiệm vụ của giáo sỹ phải là chăm lo đời sống tâm linh của giáo dân, phục vụ giáo dân để hướng tâm linh của giáo dân đến gần với chúa. Nhưng tiếc thay, giáo sỹ mà cha Lợi muốn hướng tới ở đây không phải là nhân cách của một mục tử mà là những thói hư đốn tham lam nơi cửa quan quyền, muốn đưa giáo dân vào con đường chính trị phục vụ mưu đồ lấy giáo hội giáo quyền để kìm kẹp xã hội trong đêm trường mộng mị.
Tiếp nối sự sai trái trong quan điểm trên cha Lợi còn thúc dục rằng “dĩ nhiên các Giáo sĩ sẽ không trực tiếp làm việc này, nhưng sẽ thúc đẩy các Giáo dân – Giáo dân Công giáo – làm công việc đó, bắt chước các vị lãnh đạo tinh thần bên Đông Âu đã huy động tín hữu của mình giật sập, làm cách mạng xóa bỏ các chế độ CS tại Ba Lan, Hungari, Tiệp Khắc, Lat-via, Estonia và rất nhiều nước khác nữa”.
Tới đây thì đã rõ bộ mặt của cha Lợi là nham hiểm như thế nào, phải chăng việc đào tạo giáo sỹ chỉ để phục vụ cho toan tính chính trị của riêng mình và rằng chỉ đào tạo những giáo sỹ có cái miệng thật ngọt, có lưỡi uốn thật dẻo để lừa bịp giáo dân, để hùng hồn cầm đầu cây thánh giá xông vào cơ quan chính quyền, rằng vỗ ngực để cho giáo dân thấy rằng hãy nhìn vào “Cha”, các con chiên ngoan đạo hãy tử vì đạo mà không hề biết rằng mình đang lao vào chốn tù ngục để tử vì “Cha”.
Một sự sao chép trong tư tưởng chính trị của Cha Lợi mà ai cũng có thể nhận ra, đó là cha Lợi chỉ muốn Việt Nam mình đứng trước cuộc thử lửa như ở bên Đông Âu, Hunggari, Tiệp Khắc.. những quốc gia đã phải gồng mình vì những bão táp của Cách mạng màu mà tới nay những hố sâu ngăn cách vẫn đang âm thầm chảy mãi và có lẽ ngọn lửa mâu thuẫn trong xã hội các nước đó sẽ không bao giờ tắt khi mà đã có quá nhiều người giống như cha Lợi.
Để kết thúc vấn đề này chợt nghĩ tới họa diệt chủng tại Campuchia với sự tàn bạo của Polpot đã khiến nhân dân Campuchia lầm than, dù sự so sánh hơi khập khiễng vì rằng tư tưởng của polpot hoàn toàn khác cha Lợi, nhưng than thay số kiếp cái giống ở đây đó là Cha Lợi và Polpot đều muốn xóa bỏ hết nền tảng xã hội cũ để xây dựng xã hội mới, ở đó phải chăng sẽ có “dân chủ và nhân quyền” như lời mà cha Lợi hứa và sẽ có một “xã hội công bằng” như Polpot hứa với nhân dân.
Mọi điều có thể xảy ra, khi mà những gì mà cha Lợi nghĩ và làm thì những điều mà Polpot gây ra cho Campuchia cũng có thể có trong nay mai ở Việt Nam nếu giáo dân cứ chỉ biết thắp nến và nghe theo lời xúi bậy của cha Lợi.
Kiên Hoàng/Gocnhinthoidai.org
Nhận xét
Đăng nhận xét